Bật mí các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ

Trong hầu hết các công trình xây dựng, chúng ta đều cần đến các thiết bị nâng hạ. Nhờ có các thiết bị này, chúng ta có thể hoàn thành các kết cấu và công trình lớn. Nhưng cũng chính vì thế mà tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Nếu bạn không sử dụng cẩn thận, có thể dẫn đến tai nạn lao động. Trong bài viết này, Vinamac chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ để các công trình thi công được an toàn nhất. Cùng đón đọc nhé!

Lợi ích và quy trình lắp đặt cầu trục nhà xưởng như thế nào? Bạn có biết?

Thiết bị nâng hạ

Giới thiệu về thiết bị nâng hạ và cách sử dụng

Thiết bị nâng hạ là tên chung dùng để nhiều các thiết bị khác nhau. Chức năng của chúng là di dời các vật nặng, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.. Các thiết bị được sử dụng chủ yếu là: phụ kiện cầu trục, palang, ray C, cáp cầu trục, cáp điện,…

Các máy móc này cần phải được điều khiển bởi những nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp. Đây là đội ngũ đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm. Mỗi công trình sẽ có một đội ngũ riêng thực hiện. Việc sử dụng các máy móc này cũng chỉ nên được thực hiện bởi đội ngũ này. Nếu không, nguy cơ xảy ra rủi ro là rất cao.

Nhờ có các thiết bị nâng hạ mà năng suất lao động được cải thiện đáng kể. Thời gian thi công công trình cũng được rút ngắn. Đặc biệt là các nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, vật lực. Đây là điều mà bất cứ hạng mục công trình nào cũng đều phải cân nhắc.

Click để xem ngay: Cách bảo dưỡng các thiết bị nâng hạ đơn giản mà chuẩn nhất nhé!

Bật mí các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ

Để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, chúng ta có bộ nguyên tắc an toàn khi sử dụng. Dưới đây là những nguyên tắc an toàn cơ bản nhất.

Máy vận thăng lồng

Nguyên tắc đối với thiết bị nâng hạ

  •  Các thiết bị nâng hạ cần phải đạt chất lượng tiêu chuẩn, có đăng ký và kiểm định chất lượng trước khi đưa vào vận hành sử dụng.
  •  Các thiết bị được sử dụng không thuộc một trong các trường hợp sau: thiết bị cũ, hỏng hóc, thiết bị đã quá hạn sử dụng, thiết bị nâng hạ với tình trạng kỹ thuật không tốt.
  •  Sử dụng thiết bị nâng hạ theo đúng mục đích, tính năng và đặc tính của thiết bị. Việc sử dụng phải phù hợp với những hướng dẫn và quy định từ nhà sản xuất.
  •  Trong một số trường hợp đặc biệt có thể sử dụng 2 hay nhiều thiết bị nâng hạ. Tuy nhiên, phải tính toán kỹ càng các giải pháp an toàn cho các trường hợp xảy ra.
  •  Khi hoạt động ngoài trời, không được phép treo thêm pano, áp phích lên thiết bị. Điều này có thể làm cản trở đối với quá trình hoạt động.
  •  Khi kết thúc phiên làm việc cần kiểm tra lại một lần nữa thiết bị nâng hạ. Cần phải xiết chặt lại các phần bị lỏng trên thiết bị.
  •  Các thiết bị nâng hạ phải dừng làm việc trong điều kiện tốc độ gió thực tế lớn hơn tốc độ gió tối đa được quy định.

Nguyên tắc đối với người điều khiển thiết bị nâng hạ

  •  Người điều khiển thiết bị nâng hạ phải là người có kinh nghiệm chuyên môn. Đã được qua đào tạo và am hiểu chính xác về lĩnh vực này. Đồng thời, người điều khiển cũng phải nắm chắc được các tính năng, đặc điểm của thiết bị mình đang điều khiển.
  •  Trong một số trường hợp cần phải có sự hỗ trợ của những người buộc móc tải và đánh tín hiệu. Đó là khi người điều khiển không nhìn thấy tải.
  •  Giữa người điều khiển và những người hỗ trợ có thể sử dụng hệ thống tín hiệu. Các tín hiệu này cần được quy định cụ thể và dễ nhận biết.
  •  Người điều khiển và những người hỗ trợ có trách nhiệm không để những người khác leo lên thiết bị hay làm việc ở môi trường xung quanh.
  • Người điều khiển thiết bị phải cho ngừng hoạt động khi phát hiện một trong các hiện tượng sau: phát hiện phanh của một trong các kết cấu bị hỏng, phát hiện các bộ phận nâng như cáp, ròng rọc, bị nứt hay hư hại, phát hiện đường ray bị hư hại, không chắc chắn,…

Mời bạn xem thêm: Sự khác nhau về ưu điểm giữa cầu trục và xe nâng là như thế nào nhé!

nguyên tắc sử dụng thiết bị nâng hạ an toàn

Nguyên tắc đối với vật/hàng hóa được nâng hạ

  •  Hàng hóa không được vượt quá quy định về trọng tải tối đa.
  •  Các hàng hóa không được sử dụng để nâng hạ bao gồm: các vật liệu dễ cháy, nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
  •  Cần phải di chuyển các đồ vật xung quanh khu vực nâng hạ. Đảm bảo trong quá trình nâng vật được nâng hạ không ảnh hưởng đến các đồ vật và người khác.
  •  Bề mặt hạ tải phải được tính toán cẩn thận. Bề mặt này phải tương đối phẳng, không trơn, cố định. Giảm thiểu tối đa tình trạng bị trượt, rơi khi hạ tải.
  •  Khi móc hoặc bốc xếp tải/hàng hóa lên thiết bị nâng hạ, phải đảm bảo độ cân bằng và ổn định cho các thiết bị đó.

Trên đây là các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị nâng hạ cơ bản nhất. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc này, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động sẽ được giảm thiểu đáng kể. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất. Hẹn gặp lại trong những bài viết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *