Cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy vận thăng lồng

Có thể nói rằng, đối với ngành xây dựng hiện nay thì những chiếc máy vận thăng lồng là công cụ không thể thiếu để thi công hoàn thiện các công trình từ tầm trung đến cao tầng. Với ưu thế vượt trội cùng khả năng nâng người, nâng vật liệu an toàn, hiệu quả. Máy vận thăng lồng được sử dụng rộng rãi, phổ biến tại nhiều công trường. Hãy cùng Vinamac tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy vận thăng lồng nhé.

Tìm hiểu về máy vận thăng lồng

Hiện nay máy vận thăng lồng được sử dụng rộng khắp các công trình mang lại hiệu quả cao, giảm sức lao động của con người một cách đáng kể.

may-van-thang-long-cau-tao
Máy vận thăng lồng được sử dụng rộng rãi trong các công trình

Định nghĩa

Máy vận thăng lồng là thiết bị xây dựng quan trọng trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong thi công xây dựng các công trình nhà tầm trung và cao tầng, thi công cầu, công trình công nghiệp và dân dụng khác…. Máy có tác dụng để nâng công nhân lao động và vật liệu xây dựng nhằm giúp tiết kiệm sức người.

Click để xem ngay cấu tạo và công dụng của cần trục tháp bạn nhé!

Các loại máy vận thăng lồng

Để đáp ứng nhu cầu thi công thì hiện nay máy vận thăng lồng phổ biến 4 loại theo tải trọng như sau:

  •  Máy vận thăng 1 lồng: Dòng máy này có tải trọng là 1 tấn/lồng (SC100)
  •  Máy vận thăng 2 lồng: 1 tấn/lồng (SC100/100)
  •  Máy vận thăng 1 lồng, tải trọng 2 tấn/lồng (SC200)
  •  Máy vận thăng 2 lồng, 2 tấn/lồng (SC200/200)

(SC là ký hiệu cho máy vận thăng lồng không có đối trọng).

Tác dụng của máy vận thăng lồng

Máy vận thăng lồng từ khi xuất hiện đã đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả trong thi coogn xây dựng. Máy có đặc điểm ưu việt là vận chuyển, nâng các vật liệu, con người với tải trọng lớn một cách an toàn, ổn định. Đa phần các máy hiện nay đều vận chuyển nâng hạ êm và linh hoạt, thích ứng với các công trình xây dựng lớn.

Cấu tạo của máy vận thăng lồng

Máy vận thăng lồng bao gồm các kết câu kim loại, cơ cấu truyền động, hệ thống điện điều khiển, thiết bị an toàn. Dưới đây là cấu tạo chi tiết của máy vận thăng lồng hiện nay.

may-van-thang-long
cấu tạo máy vận thăng lồng

Bộ phận Đốt tiêu chuẩn

Đốt tiêu chuẩn của máy vận thăng lồng được chế tạo bằng chất liệu thép ống cho 4 thanh đứng và các thanh ngang làm từ thép hình có tiết diện vuông. Các thanh thép này có liên kết với nhau thông qua các mối hàn. Trong các máy vận thăng lồng hiện nay thì các đốt tiêu chuẩn có chiều dài chung là 1,508m, được kết nối với nhau bằng bu lông M24 tạo thành hệ thống khung đốt được định vị thẳng đứng bởi chiếc giằng tường và được cố định vào đặt ở chân móng.

Thiết bị mỏ là gì? Cấu tạo của thiết bị mỏ được hình thành như thế nào? Bạn có biết?

Giằng tường

Giằng tường được xem là bộ phận khá quan trọng trong việc giữu cho khung của mấy vận thăng lồng luôn ở tư thế phương thẳng đứng, không bị rung lắc, ngoài ra còn có thể căn chỉnh độ nghiêng theo cả 4 phương. Giằng tường thường có khoảng cách từ 6-9m tùy vào đều kiện lắp đặt thực tế.

Lồng nâng

Lồng nâng là bộ phận quan trọng nhất của máy vận thăng dùng để nâng người và vật liệu, lồng nâng có kích thước 3×1,3×2,4m cho các model hiện nay. Lồng nâng được chế tạo bằng hệ khung thép và bao bằng lưới thép, ngoài ra còn có cửa mở đơn và cửa mở đôi, trên phần đỉnh có cửa sổ nóc và lan can bảo hiểm. Phần thân của lồng nâng có các con lăn dẫn hướng, các thanh tăng cứng…

Lồng mặt đất

Lồng mặt đất bao gồm các tấm lưới thép có những hình dạng khác nhau, có thể tháo rời và lặp lại một cách dễ dàng, khá thuận lợi cho việc vận chuyển khi máy vận thăng lồng được chuyển đến các công trình khác.

Lồng mặt đất được thiết kế có tác dụng ngăn những người không có nhiệm vụ vào sử dụng vận thăng, ngoài ra còn có thể dùng để bảo vệ lồng nâng.

Cầu tự lắp

Trong máy vận thăng lồng còn có bộ phận cẩu tự lắp. Cẩu tự lắp bao gồm móc cẩu, cần, puly dẫn hướng cáp, cơ cấu cuốn và cáp nâng. Bộ phận này dùng để cẩu các bộ phận của vận thăng như: giằng tường, đốt tiêu chuẩn khi nâng chiều cao của máy vận thăng lồng.

Nguyên lý hoạt động của máy vận thăng lồng

Máy vận thăng lồng có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp nhưng các công nhân điều khiển máy phải luôn nắm vững.

 Bảng thông số kỹ thuật

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật những loại máy vận thăng lồng phổ biến hiện nay

thong-so-may-van-thang
Bảng thông số kỹ thuật máy vận thăng lồng

 Quy trình hoạt động của máy vận thăng lồng:

  •  Máy vận thăng lồng được điều khiển bằng hộp nút bấm của máy. Bộ truyền động quay của bánh răng hay thanh răng kéo lồng nâng vật liệu đi đến vị trí mong muốn
  •  Trên đỉnh và đáy của máy vận thăng lồng có công tắc hành trình để ngắt động cơ đến các vị trí cần. Khi đó phanh của bộ truyền động đảo chiều trong lồng nâng còn bộ phận phòng rơi để dừng và giữ lồng nâng trên vị trí đốt tiêu chuẩn khi lồng chạy quá vận tốc cho phép
  •  Hệ thống truyền động với 3 động cơ điện, 2 hộp giảm tốc hoạt động độc lập với nhau. Mỗi động cơ điện đều được lắp bộ phanh điện từ 1 chiều và phần ma sát có tính năng hoạt động, điều chỉnh khoảng cách phanh
  •  Khớp nối giữa động cơ và hộp giảm tốc của máy vận thăng lồng được sử dụng loại khớp nối có tính đàn hồi giúp giảm nhẹ các chấn động khi khởi động và khi phanh đột ngột
  •  Kết cấu thép của máy vận thăng lồng có khả năng chịu được lực cao

Các lưu ý khi sử dụng máy vận thăng lồng

Để vận hành máy vận thăng lồng thì các đơn vị xây dựng cần phải lưu ý các vấn đề cơ bản như sau:

Bỏ túi ngay kinh nghiệm mua máy móc xây dựng cũ khi cần thiết bạn nhé!

an-toan-khi-van-hanh-may-van-thang-long
An toàn khi vận hành máy vận thăng lồng

Yêu cầu người điều khiển

  •  Người điều khiển cần có bằng cấp, chứng chỉ đã qua đào tạo về cách thức vận hàng máy vận thăng lồng
  •  Đủ độ tuổi lao động và có chứng nhận sức khỏe
  •  Được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ khi vận hàng máy
  •  Phải kiểm tra hệ thống máy móc trước khi vận hành

 An toàn trước, trong và sau khi làm việc

An toàn trước khi sử dụng:

  •  Kiểm tra bên ngoài máy vận thăng
  •  Kiêm tra phần động lực
  •  Kiểm tra bàn nâng
  •  Kiểm tra hệ thống điện

An toàn trong khi sử dụng:

  •  Chỉ sau khi thử vận hành máy hoạt động an toàn mới đưa vào sử dụng
  •  Trong khi điều khiển người điều khiển phải luôn quan sát lắng nghe hoạt động của động cơ để phát hiện các vấn đề
  •  Kiểm tra kỹ chất tải lên bàn nâng đảm bảo gọn nhẹ, buộc cẩn thận
  •  Nhắc nhở công nhân bốc xếp cẩn thận, nhẹ nhàng
  •  Người điều khiển phải thường xuyên kiểm tra xiết chặt thanh neo, dây giằng giữ cho máy vận thăng
  •  Kiểm tra kỹ cơ cấu phanh, bộ truyền động thanh răng và bàn nâng

An toàn sau khi sử dụng

Sau khi kết thúc quá trình vận hành máy cần phải đảm bảo tắt động cơ, đảm bảo các cửa máy đóng và ghi chép tình trạng hoạt động

Các lưu ý khi sử dụng

  •  Đảm bảo không vận hành máy khi thời tiết xấu
  •  Không vận hành máy khi trời tối
  •  Không nâng hàng và người quá tải trọng quy định
  •  Không cho phép người và vật nuôi đến gần máy đang hoạt động
  •  Người điều khiển phải cẩn thận, trách nhiệm
  •  Khi vận hành máy mà phanh hỏng, phanh neo, giằng không cứng thì không tiếp tục sử dụng

Trên đây là những kiến thức cơ bản về máy vận thăng lồng hiện nay. Cũng như cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy vận thăng lồng. Nếu công ty, doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu mua, thuê máy vận thăng lồng hãy liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM

 Trụ Sở : 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM.

 Hotline: 0918.119.891 – 0909.119.434 – 08.35032050

 Fax : 08.54481829

 Nhà máy: Phước Tân – Biên Hòa – Đồng Nai

Vinamac là một trong những đơn vị sản xuất và cung cấp máy vận thăng lồng uy tín bậc nhất hiện nay. Với rất nhiều năm hoạt động, cung cấp cho rất nhiều đối tác, doanh nghiệp xây dựng, chúng tôi tự tin về chất lượng và dịch vụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *