Tìm hiểu cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi còn được biết đến với cái tên cầu trục hai dầm được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác nhau, có tải trọng từ 5 đến 100 tấn, khẩu độ tối đa lên đến 50m còn chiều cao nâng thì không hạn chế. Bạn đã hình dung  ra được cầu trục dầm đôi là như thế nào chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới này nhé!

Trước hết bạn phải biết được, cầu trục là gì, cấu tạo ra sao, cơ cấu nâng hạ và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào?

Bạn có biết cầu trục dầm đơn là gì không?

cau-truc

Vinamac chuyên phân phối các loại cầu trục dầm đôi chính hãng tại hcm 

Cầu trục dầm đôi là gì?

Cầu trục dầm đôi là một trong những sản phẩm được sử dụng trong ngành công nghiệp hạ tầng hiện nay. Là cầu trục được mọi người biết đến với cái tên cầu trục hai dầm, Sở hữu tải trọng từ 5 đến 100 tấn. Khẩu độ tối đa lên đến 50m bên cạnh đó thì chiều cao không có mức hạn chế.

Cấu tạo cầu trục

Cầu trục được thiết kế, chế tạo có kết cấu dạng khung hộp, cân đối, bền vững. Với các bộ phận chính như: cầu trục một dầm, cầu trục dầm đôi, cầu trục quay, cầu trục monorail,..

Bên cạnh đó dạng chung của cầu trục do các công ty sản xuất cầu trục thường thiết kế và chế tạo bao gồm các cụm chính như sau:

1.Dầm chính

2.Dầm biên

3.Bánh xe cầu trục 

4.Sàn công tác

5.Palang điện

6.Cabin điều khiển

7.Hệ thống dẫn điện cho cầu trục hoạt động

8.Cụm hạn chế palang di chuyển dọc dầm

9.Giảm chấn

10. Phần nâng hạ

11. Hệ thống dẫn điện cho cầu trục

12.Tang tời hàng

 Là thiết bị nâng hạ thường được dùng trong nhà xưởng công nghiệp phù hợp với các nhà xưởng có khẩu độ lớn. Ngoài ra ,chúng được lắp đặt trong các lắp đặt trong các nhà máy như sắt thép, đóng tàu, bê tông …

Bạn có biết cầu trục dẫn động bằng động cơ và những thông số cơ bản nào?

cau-truc-dam-doi
Cầu trục dầm dôi

Cơ cấu nâng hạ 

Cầu trục là một kết cấu dầm hộp hoặc dàn, trên đó đặt xe con có cơ cấu nâng. Dầm cầu có thể chạy trên các đường ray đặt trên cao dọc theo nhà xưởng, còn xe con có thể chạy dọc theo dầm cầu trục. 

Với việc sử dụng thiết bị nhằm cơ giới hóa việc bốc dỡ và vận chuyển các sản phẩm trong các kho với mục đích hợp lý hóa các thao tác vận chuyển cũng như bốc vác hàng hòa ,nhằm giảm sức lao động con người, nâng cao năng suất lao động.

 Điều kiện làm việc :

Nhiệt độ làm việc : -25~+40°C, 

Khả năng làm việc : A6 – A3.

Nguồn cấp : 3 pha, 380V,50HZ

Tải trọng : 5 ~ 20 tấn.

Nguyên lý hoạt động của cầu trục dầm đôi

Cầu trục dầm đôi được hoạt động theo quá trình chuyển động của cơ điện truyền qua trục truyền động. Và được khớp nối với các hợp giảm tốc nhờ vào quá trình khớp nối. Tiếp đến truyền chuyển động đến bánh xe cầu trục, tạo lực chuyển động toàn bộ dầm chính gắn trên các dầm đầu. Bởi xe con có chứa cơ cấu nâng nên được di chuyển trên các ray ngắn của dầm chính. Và nhiệm vụ làm hãm lại các động cơ khi cần thiết sẽ phụ thuộc vào phanh. Và điện tích xếp dỡ của cầu trục điện sẽ là hình chữ nhật khi các động cơ điện được điều khiển bằng các hệ thống điều khiển khi đặt cabin.

dam-ray-cau-truc
Tìm hiểu cầu trục dầm đôi

Ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi

Chắc hẳn khi cần mua hay sở hữu một sản phẩm nào đó bạn luôn muốn biết đến ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm đó là gì đúng không?. Vâng đó luôn là điều hiển nhiên, quen thuộc và luôn cần trong cuộc sống. Và ưu nhược điểm của cầu trục dầm đôi là:

  • Ưu điểm: Là sản phẩm được thiết kế gọn nhẹ, với những kết cấu vững chắc, hoạt động luôn ổn định với khả năng nâng hạ của các vật có trọng tải lớn. Cầu trục dầm đôi có thể nâng vật dụng lên đến 100 tấn và 50m đối với khẩu độ.
  • Nhược điểm: Sản phẩm nào cũng có cái mặt trái của nó và mặt trái của cầu trục dầm đôi là do lực cản của hai bên ray không được đồng đều. Nên dễ xảy ra xô lệch khi vận chuyển.

Một vài lưu ý hữu ích khi sử dụng cầu trục dầm đôi

Lưu ý đầu tiên khi nói về cầu trục dầm đôi là:

  • Phải đảm bảo các thiết bị(Palang, điện, cơ cấu di chuyển,..), và phải thử tải trước khi sử dụng.
  • Đặc biệt không được đứng lên hoặc đứng dưới các vật nặng nâng hạ trong quá trình đang nâng hạ.
  • Nên tìm hiểu kỹ chế độ làm việc của cầu trục dầm đôi trước khi áp dụng.
  • Nên chuẩn bị đầy đủ các phụ tùng của cầu trục dầm đôi khi quá trình nâng hạ.
  • Nên thay thế cầu trục và palang mới khi đã hoạt động được 15 đến 20 năm

Hiện nay, trên thị trường có hai loại cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi. Do đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng khách hàng cũng như quy mô mà chúng được ứng dụng khác nhau. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn và lựa chọn được quyết định đúng đắn cho bản thân về cầu trục dầm đơn hơn.

Đừng quên truy cập vào website: mayxaydungvinamac.com. Để có thể cập nhật những thông tin mới nhất về các loại máy xây dựng hơn bạn nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *