Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng bê tông bị nứt

1.Nguyên nhân của hiện tượng nứt bê tông

Nhà bạn bị nứt bê tông nguyên nhân thứ nhất có thể là do các tác động của yếu tố thời tiết, làm sàn nhà bạn có các vết nứt nhỏ, vết nứt không đáng lo ngại. Nguyên nhân thứ hai là do chủ quan của những người thi công công trình, họ không tính toán kết cấu đúng ngôi nhà, các kết cấu thép chưa phù hợp, chưa đạt các tiêu chuẩn về mác bê tông hoặc do một số nguyên nhân sau:

Bê tông có cường độ nét cao lớn hơn 300kg/cm2 rất dễ xảy ra hiện tượng nứt.

Nứt bê tông tập trung nhiều vào tường bê tông, kết cấu sàn có diện tích lớn.

Dùng lượng hóa chất đông cứng quá nhanh vượt quá mức quy định thời gian cho phép.

Đổ bê tông vào lức nhiệt độ ngoài trời cao

Cách bảo dưỡng bê tông chưa tốt.

Để có thể rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục bê tông bị nứt  thì hãy cùng Vinamac xem ngay bài viết này bạn nhé!

Nguyên nhân tường bê tông bị nứt

1.1 Nguyên nhân nứt chân chim nhẹ và cạn

Vết nứt chân chim nhẹ và cạn thường chỉ nằm ở lớp vữa trát, không ăn sâu mạnh vào tường gạch nguyên nhân thường do kỹ thuật tô tường không tốt như tường khô quá vẫn tô, hồ trộn không đều, tô xong bị nắng nhiều, hồ tô mỏng,…. Hoặc là do việc tô trát và sơn nước không đúng kỹ thuật, thi công sai quy trình.

Mời bạn xem thêm: nguyên nhân gây ra sự cố khi sử dụng máy xây dựng là gì nhé!

1.2 Vết nứt sâu, xuyên qua tường xây

Nứt bê tông ở các mép tiếp giáp tường – cột do kỹ thuật thi công sai, đã không đặt hoặc đặt không đủ thép râu neo vào tường.

Nứt bê tông ở mép tiếp giáp tường – dạ đà cũng do lỗi thi công vì đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng. Đồng thời cũng không đúng quy định như xây xiên, xây bằng gạch thẻ, gạch đinh, các góc trống phải miết kỹ hồ. Hậu quả là làm cho quá trình đông cứng và cả hồ xây, trát đều co ngót làm xuất hiện các vết nứt bê tông ngang.

Nứt bê tông ở mép tiếp giáp tường – mặt trên đà nguyên nhân cũng chính là do kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, trước khi xây tường, sàn các tầng, mặt bê tông phải được làm sạch sẽ, đủ ẩm, có một lớp dầu và miết kỹ. nên xây tối thiểu trước là 3 hàng gạch đinh. Vì các vết nứt chủ yếu là do đà sàn bị võng nên các cấu kiện phải đầy đủ độ cứng cần thiết và cốt thép đủ sao cho độ võng không đáng kể. Chính vì những vết nứt này mà tường ngăn khu vệ sinh, tường đầu hồi là chỗ dễ thấm nước gây loang lỗ mất thẩm mỹ.

Nứt ở đầu cửa hay bất kỳ nơi đâu

1.3 Nứt ở đầu cửa và nứt bất kỳ

Nứt bê tông ở mép cửa thường xuất hiện ở cửa ra vào, cửa sổ. Viết nứt này xảy ra nguyên do là đà lanh tô cửa không đủ dài, không đủ đoạn neo gối hai đầu tường, trong khi sử dụng có lúc tường bị đóng quá mạnh. Muốn ngừa thì cần phải các lanh trên đầu cửa ra vào hay cửa sổ phải đủ dài vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm.

Các vết nứt bê tông nghiêng trên tường thường là loại vết nứt “ khó chịu” và khó sửa nhất. Nó có thể xuất hiện ở nhiều mảng tường, ở nhiều tầng. Thường thấy ở sát mép sàn, gần các cột sau đó xiên dần vào giữa mảng tường hay là xuất hiện ở dưới bậu cửa sổ và xiên xuống dưới. nguyên nhân chính là do công trình quá lâu đã bị xuống cấp.

Nền móng là gì? Các bước xây dựng nền móng? Bạn có biết?

2.Cách khắc phục hiện tượng bê tông bị nứt

Việc xử lý các vết nứt vô cùng quan trọng. Sau đây VINAMAC sẽ đưa ra 3 phương pháp để xử lý vết nứt bê tông:

2.1 Tiêm Epoxy

Phương pháp này được sử dụng đối với các vết nứt rất nhỏ có bề mặt rộng khoảng 0.05 mm. kỹ thuật này thường khoan đặt các đầu dẫn chyaj vết nứt, trám bít vết nứt trên bề mặt và cuối cùng là tiêm Epoxy dưới áp lực.

Tiêm Epoxy đã sử dụng thành công trong việc sửa chữa vết nứt trong tòa nhà, cầu và các loại vết nứt bê tông khác.

Xử lý vết nứt tường bằng tiêm epoxy

2.2 Phương pháp khoan và cắm

Kỹ thuật này áp dụng khi các vết nứt chạy theo một đường thẳng, tiếp cận được một đầu. Thường sử dụng phương pháp này để sửa chữa các vết nứt dọc tường chắn. Một lỗ thường có đường kính tầm 50 đến 75mm. Khoan và chốt một vết nứt gồm khoan xuống chiều sâu vết nứt, sau đó phun vữa vào tạo thành một dạng giống như chìa khóa. Khóa vữa sẽ giúp ngăn ngừa chuyển động ngang của phần bê tông liền kề với vết nứt. khóa vữa cũng giúp làm rò rỉ nặng thông qua vết nứt, đồng thời cũng hạn chế trôi phía sau bức tường rò rỉ.

2.3 Phương pháp làm đầy trọng lực

Các vật liệu gốc nhựa với độ nhớt thấp có thể sử dụng để bịt kín các vết nứt có bề mặt từ dày 0.03 đến 2mm bằng cách làm đầy trọng lực. Quy trình chính là làm sạch sẽ bề mặt bằng cách thổi khí hay phun nước. Bề mặt ướt cần được để khô vài ngày, để hiệu quả xử lý làm đầy vết nứt tốt nhất. Việc sấy sau khi phun nước mang lại hiệu quả làm sạch cao và chuẩn bị tốt hơn cho các vết nứt.

Vết nứt có nhiều dạng, có nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào dạng vết nứt mà chúng ta cần phải xử lý các vết nứt sao cho phù hợp. qua bài viết trên VINAMAC hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng và cách khắc phục bê tông bị nứt. Những kinh nghiệm trên được VINAMAC chia sẻ qua website https://mayxaydungvinamac.com/

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *