Cách lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô

Cân ô tô hiện nay đã trở thành một thiết bị có ứng dụng hữu ích trong việc xác định khối lượng các loại xe lưu thông trên đường. Do đó mà việc lắp đặt cân ô tô sao cho phù hợp là việc cần được người dùng quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bạn cách lắp đặt đúng cách phần đế móng và khung bàn cân.

ban-can-o-to_1

Lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô 

Cách lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô đúng cách

Bạn cũng biết rằng đế móng và khung bàn cân ô tô đều là vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng nên một bàn cân đúng cách. Nhưng để có thể lắp đặt đế móng và khung bàn cân đúng cách và an toàn nhất thì bạn cần phải tìm hiểu và khám phá lần lượt qua những quy trình sau:

Móng cân ô tô

Móng cân ô tô được cấu tạo nên từ 2 bộ phận đó là: Đế móng và mặt móng, như thế nào là đế móng và như thế nào là mặt móng thì chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Đế móng: Đế móng là một vị trí bước khởi đầu, được xem là quan trọng của một công trình trong xây dựng. Chính là vì bước khởi đầu và là vị trí quan trọng nhất nên việc tạo một bàn cân ô tô điện tử luôn được đưa lên khâu ưu tiên hàng đầu. Để có thể tạo ra được một chiếc cân ô tô chất lượng nhất, ổn định nhất cho tuổi thọ của cân ô tô. Đối với việc tạo móng cân thì chúng ta có thể tạo theo hai cách như đóng cọc bằng tre, hoặc đóng bằng cọc bê tông gia cố đế móng.

Mặt móng: là bộ phận mà trong quá trình thực hiện công trình cần phải đổ một lượng bê tông chắc chắn, phải có độ soải nhất định để có thể thoát nước(này là đối với cân nổi). Và bên cạnh đó còn cần phải lắp đặt hệ thống bơm thoát nước (này là đối với cân chìm).

Đừng bỏ qua: Nguyên tắc vàng khi lựa chọn các loại máy xây dựng bạn nhé!

Cách lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô
Khung bàn cân ô tô

Cơ khí bàn cân ô tô

Cơ khí bàn cân ô tô còn được gọi là khung bàn cân, vậy khung bàn cân là gì gì?. Làm thế nào để có thể lắp đặt được khung bàn cân để có thể tạo ra được một bàn cân ô tô đúng cách?. Cùng theo dõi tiếp bài viết nhé!
Khung bàn cân:Khung bàn cân được thiết kế theo các kích thước khác nhau, như: mức tải 60, mức tải 80, mức tải 120 tấn,.. . Để thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt và cũng như việc căn chỉnh lại thì khung bàn cân được chia thành nhiều modul. Thường mức trọng tải yêu cầu cao trong quá trình thi công thì là dùng khung bàn cân thanh dầm chữ U(có độ dày khoản 5-10mm). Và bên cạnh đó thì mặt sàn cũng vậy. 
Thông thường thì trên khung bàn cân sẽ được khoan các lỗ với công dụng là đi dây tín hiệu ngầm, bởi vừa có được tính thẩm mỹ mà lại vửa đảm bảo được độ an toàn cho tín hiệu. Và vì là mặt bàn cân là mặt phẳng đồng nhất, nên các khớp nối giữa module được thiết kế chính xác, và đảm bảo khi lắp ráp các module lạ . Mặt bàn cân là mặt phẳng đồng nhất.

Quá trình lắp đặt khung bàn cân:

Để quá trình lắp đặt khung bàn cân được hoàn chỉnh thì bước đầu tiên bạn cân phải dùng cẩu đưa các khối module vào các vị trí đã định sẵn trên móng cân. Lưu ý là phải làm sao cho các vị trí các khớp nối ăn khớp với nhau, vfa nên dùng vật kê khung bàn cân cao cách mặt đất khoảng 30cm ở tất cả các góc (tránh các vị trí đặt loadcell).
Sau đó tiến hành gá lắp các ốc vít liên kết với các module, và các điểm khoan vít được đặt tại vị trí 2 điểm đầu của các modul. Các chốt định vị, các chốt này là các chốt mà để đảm bảo độ an toàn, độ dao động cho khung bàn cân, để không vượt quá giới hạn cho phép của loadcell.
Nhưng, cũng tùy thuộc vào bàn cân ô tô mà chúng ta muốn lắp chìm hay nổi mà các chốt định vị sẽ có các khoản cách và độ thiết kế khác nhau. Góc dao động trong khoảng từ 0,7 – 1cm là khoảng cách mà giữa khung bàn cân và hố móng dao động. Và muốn việc căn chỉnh đế loadcell thuận tiện hơn thì chúng ta nên kê khung bàn cân cách mặt đất khoảng 30- 40 cm trước khi quyết định cố định loadcell xuống đế. 

Căn chỉnh loadcell:

Sau khi bạn đã cố định loadcell xuống đế rồi thì bạn bắt đầu các bước để kiểm tra và căn chỉnh loadcell sao cho hợp lý và đúng cách.(Bằng cách căn chỉnh Loadcell bi cầu và hệ thống điện).

Kiểm tra, căn chỉnh tín hiệu cảm biến lực:

Đây là bước tiếp theo sau phần căn chỉnh loadcell, thì ta nên tiến hành kiểm tra tín hiệu điện cho từng cảm biến lực tại hộp nối. Bằng các bước:
  • Kiểm tra tín hiệu điện đầu vào của mỗi loadcell
  • Kiểm tra tín hiệu đầu ra của mỗi thiết bị cảm biến 

Sau khi bạn đã thực hiện hết các quy trình trên thì bạn nên:

  • Thử tải cho hệ thống cân xe tải
  • Thử tải tại các khớp nối modul
  • Thử tải tại các điểm góc, khớp nối

Nếu các quá trình thử hoàn tất và kết quả sau nhiều lần cân đều như nhau thế là bạn đã thành công trong việc lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô rồi.

Cùng tìm hiểu thêm: Các loại máy móc trong xây dựng bạn nhé!

anhbia
Cty máy xây dựng Vinamac

Và đó là tất cả các quá trình để tạo, và lắp đặt được một đế móng và bàn cân ô tô đúng cách và đảm bảo chuẩn mà Vinamac chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu qua bài viết trên. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu hơn, rõ hơn và có được cách riêng cho mình về bí quyết lắp đặt khung bàn cân ô tô.

Để biết thêm thông tin chi tiết một cách cụ thể hơn. Bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các sản phẩm tại trang web: mayxaydungvinamac.com của công ty!

1 thoughts on “Cách lắp đặt đế móng và bàn cân ô tô

  1. Pingback: Vì sao doanh nghiệp nên trang bị cân ô tô điện tử?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *