Nền móng là gì? Các bước xây dựng nền móng?

Nền móng là yếu tố tối quan trọng của thiết bị nền móng đối với một công trình xây dựng. Người ta thường nói nhà đẹp mà nền móng yếu thì cũng bằng không. Vậy nền móng là gì? Các bước xây dựng nền móng như thế nào? Hãy cùng VINAMAC tìm hiểu ngay sau đây.

Nền móng là gì?

Nền móng là tổng hợp của hai yếu tố nền và móng. Đây là hai phần đặc biệt quan trọng giúp chống đỡ chịu lực cho toàn bộ công trình. Công trình càng kiên cố đòi hỏi hệ thống nền móng càng phải vững chắc.

Nền là chiều dày lớp đất, đá nằm dưới đáy móng. Lớp nền này có tác dụng tiếp thu tải trọng từ bên trên truyền xuống, giúp phân tán tải trọng và chịu lực tác động cho toàn bộ công trình.

Lớp nền này có tác dụng tiếp thu tải trọng công trình bên trên do móng truyền xuống từ đó phân tán tải trọng đó vào bên trong nền.

Móng là một bộ phận kết cấu bên dưới của công trình.  Móng có tác dụng liên kết với cột, tường để có tác dụng chịu lực… Phần móng này tiếp thu tải trọng từ công trình và truyền phần tải trọng đó xuống nền.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng nền móng là hai bộ phận tách rời nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng. Chúng tiếp nhận tải trọng và phân tán tải trọng, chịu lực đỡ cho toàn bộ công trình. Nền móng vững chắc đồng nghĩa với công trình vững chắc và ngược lại. Do đó, trong bất cứ công trình xây dựng nào, phần nền móng cũng rất được quan tâm, tính toán tỉ mỉ, cẩn thận nhất.

Bỏ túi ngay cách bảo dưỡng thiết bị nâng hạ đơn giản nhất bạn nhé!

Thiết bị nền móng

Các bước xây dựng nền móng theo quy chuẩn

Để tạo được một nền móng tốt, kiên cố thì khi xây dựng nền móng không thể bỏ qua các bước sau:

Thứ nhất, khảo sát địa chất nền móng

Chúng ta đều biết rằng, nền móng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng của công trình. Tuy nhiên nền móng lại chịu ảnh hưởng không nhỏ của chất lượng địa chất. Nghĩa là chất lượng đất nền. Với những loại nền từ ao bùn, sẽ có cách tính toán khác so với làm nền móng từ đất bằng, đất thịt. Do vậy, khảo sát địa chất, xác định chất lượng đất là điều cần thiết để tính toán nền móng chuẩn.

Vị trí khảo sát phải nằm trong chu vi của móng và một vài vị trí ở giữa nơi khảo sát nhằm thiết lập phần địa chất. Trên độ sâu của những vị trí khảo sát, để vượt qua lớp nén. Bình thường, so với cọc móng, độ sâu của lỗ khoan và hố phải qua đầu cọc dự kiến ​​từ 7,5m đến 10m. Do đó, đủ dữ liệu địa chất sẽ tính toán độ lún và thiết kế cọc. Tính chất ăn mòn và mức nước theo mùa của bê tông cần được xác định cẩn thận. Riêng với phần nền của những công trình gần đó, cần quan sát các phép đo và hình ảnh. (Theo tạp chí xây dựng nhà đẹp)

Sự khác biệt của cơ cấu nâng hạ cầu trục là gì? Bạn có muốn biết?

Thứ hai, chú ý tới thiết kế nền móng

Nếu sử dụng tường trong đất, đây là một cấu trúc vô cùng kiên cố, được xem là vĩnh cửu. Tường trong đất là cấu trúc bê tông cốt thép. Phần tường này độ dày từ 60cm tới 1,5m tùy theo cụ thể yêu cầu, độ sâu.

Bình thường, các tòa nhà cao tầng sử dụng nền móng cọc nhồi. Đường kính cọc phổ biến có kích thước từ 0,8m tới 1,4m, hoặc sử dụng cọc loại 1m và 1,2m. Nếu như những ngôi nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì cọc phải được cắm vào một lớp đất tốt để đảm bảo chất lượng nền móng.

Ngoài vấn đề tính khả năng chịu lực của cọc theo kết quả khảo sát địa chất, cần phải kiểm tra khả năng chịu tải như cọc nén khi tải trọng của cọc là rất lớn.

Robot ép cọc

Thứ ba, thi công xây dựng nền móng

Để đảm bảo tốt nhất chất lượng của những công trình thì khâu xây dựng nền móng là vô cùng quan trọng. Do đó, hãy chú ý đến việc chất lượng quản lý và bảo đảm sự an toàn của toàn bộ quy trình xây dựng. Cần phải có thiết kế kỹ thuật cụ thể cho từng bước. Ngoài ra, cũng cần đưa ra các phương án thi công để bảo đảm an toán cho công trình và cả những công trình bên cạnh.

Nền móng của công trình tốt phụ thuộc vào bản chất của đất, nhưng cũng phụ thuộc nhiều vào tải trọng của cả công trình. Những căn nhà thấp tầng làm nền móng sẽ đơn giản hơn là những căn nhà cao tầng. Do đó, khi xây dựng cần có những phương án thiết kế và tính toán hợp lý nhất.

Quá trình thi công xây dựng nền móng cần tuân theo bản vẽ kỹ thuật và các chi tiết tính toán chính xác để đảm bảo cao nhất độ vững chãi và an toàn. Việc xây dựng nền móng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình như làm sụt lún, đổ công trình gây mất an toàn. Đó là lý do vì sao trong xây dựng người ta đặc biệt chú trọng xây dựng nền móng.

Mời bạn xem ngay: Những nguyên nhân gây ra sự cố khi sử dụng máy xây dựng!

Cty máy xây dựng vinamac

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về vấn đề nền móng là gì và các bước xây dựng nền móng. Với những chia sẻ trên, hy vọng rằng các bạn sẽ hiểu hơn về vai trò của nền móng đối với công trình để từ đó xây dựng nền móng một cách vững chắc và an toàn nhất.

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM

 Trụ Sở : 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM.

 Hotline: 0918.119.891 – 0909.119.434 – 08.35032050

 Fax : 08.54481829

 Nhà máy: Phước Tân – Biên Hòa – Đồng Nai

VP Miền Bắc

 Số 1, khu TĐC Lạc Thị – Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội.

 Hotline: 0903.773.191 – 0915.475.216 – 0918 119 891.

 Email : info@mayxaydungvinamac.com

 Email : thang@tramtronbetong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *