Cầu trục là gì? Cầu trục chữ A và những điều cần biết

 Cầu trục ( tên tiếng Anh là Overhead Crane) là một trong những thiết bị dùng để nâng – hạ theo những chuyển động ngang – dọc. Hoặc lên xuống nhằm di chuyển các vật dụng, thiết bị, sản phẩm,… phục vụ nhu cầu vận chuyển trong không gian nhà xưởng. Sử dụng cầu trục để đảm bảo các thao tác di chuyển chính xác, nhanh chóng.

Là một thiết bị vô cùng cần thiết để giảm nhân công vận chuyển cũng như tăng hiệu suất hoạt động cho môi trường làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn. Với nhiều những chức năng cần thiết như thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cầu trục. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết, hữu ích về cầu trục chữ A cho công việc của bạn.

Đừng bỏ qua những lưu ý khi làm việc với cầu trục bạn nhé!

cau-truc

Hình ảnh một loại cầu trục.

Trước tiên, để biết rõ hơn về cầu trục, hãy cùng tìm hiểu xem cầu trục có những loại nào nhé!

Có nhiều cách phân loại cầu trục, nhưng thông dụng và phổ biến nhất là 6 cách:

  •  Phân theo công dụng: theo cách này cầu trục sẽ có thể phân thành 2 loại là cầu trục có công dụng chung (sử dụng chủ yếu với móc teo để xếp dỡ, di chuyển, lắp ráp hay sửa chữa máy móc). Và cầu trục chuyên dụng (sử dụng trong công nghiệp luyện kim với các thiết bị mang vật chuyên dùng. Chế độ làm việc rất nặng có thể lên đến 500 tấn).
  •  Phân theo dẫn động các cơ cấu: sẽ phân được làm hai loại: cầu trục dẫn động bằng tay (sử dụng hệ thống đĩa xích kéo tay,…) và cầu trục dẫn động bằng động cơ điện (palăng, …).
  •  Phân theo thiết kế: gồm 4 loại chính: cầu trục đơn (một dầm), cầu trục đôi (hai dầm), cầu trục hộp và cầu trục dàn.
  •  Phân theo phạm vi phục vụ của cầu trục: đây là cách phân loại đa dạng nhất, thường được gọi tên theo mục đích cẩu hàng. Như: cầu trục cho cầu cảng, cầu trục phòng nổ, cầu trục thủy điện, cầu trục luyện kim, cầu trục gầu ngoạm, cầu trục mâm từ,…
  •  Phân theo cách tựa của dầm cầu lên đường ray di chuyển: đây là cách phân khá đơn giản. Chỉ chia làm 2 loại là cầu trục tựa và cầu trục treo.
  • Phân theo cách bố trí cơ cấu di chuyển: cầu trục được chia làm 4 nhánh là cầu trục dẫn động riêng. Cầu trục dẫn động chung, cầu trục dẫn động bằng tay và cầu trục dẫn động bằng máy.

Kết luận

Với nhiều loại cầu trục cũng như đa dạng về cách phân loại như vậy. Mỗi loại cầu trục lại đáp ứng cho một nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng chính xác nhu cầu sử dụng cho công việc của mình, bạn cần hiểu rõ từng loại cầu trục đó. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, cầu trục khá đa dạng về cách phân loại.

Cũng như sản phẩm khiến cho việc tìm hiểu thông tin mất khá nhiều thời gian mà không phải ai cũng có. Chính vì lẽ đó, bài viết hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn một loại cầu trục có nhiều ứng dụng nhất trong sản xuất, đó chính là cầu trục chữ A.

Cầu trục và cổng trục có gì khác nhau? Bạn có biết?

cau-truc

Cầu trục chữ A – một loại cầu trục được sử dụng phổ biến trong vận chuyển ở các nhà xưởng. 

Cầu trục chữ A là một loại cầu trục có thiết kế phổ biến, đa dạng về cả kích thước và trọng tải. (Có thể lên đến vài nghìn tấn) lại dễ dàng có thể điều khiển bằng tay hoặc điều khiển. Loại cầu trục này hoạt động chủ yếu bằng palăng và hệ thống điện. Công dụng chủ yếu của nó là vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa.

 Loại cầu trục này sở hữu những ưu điểm gì?

  •  Chiều cao nâng hạ không phụ thuộc vào kết cấu hay diện tích nhà xưởng. Dễ dàng điều chỉnh chiều cao ngay từ khâu thiết kế, chế tạo theo chính nhu cầu của khách hàng.
  • Tải trọng lớn, có thể nâng hạ được những loại hàng hóa nặng đến vài nghìn tấn.
  •  Có thông báo giới hạn an toàn, đảm bảo được độ an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Có nhiều cơ chế điều khiển, dễ vận hành.
  •  Dễ dàng tháo lắp để sửa chữa, bảo dưỡng.

Sở hữu nhiều ưu điểm, loại cầu trục này cũng có vài khuyết điểm như:

  •  Yêu cầu nhà xưởng phải bằng phẳng, xung quanh thông thoáng không có chướng ngại vật vì cầu trục di chuyển bằng đường ray.
  •  Việc tháo lắp các bộ phận sẽ khó khăn đối với những cầu trục có trọng tải lớn.

anhbia

Do đó, khi chọn mua cầu trục bạn cần chú ý đến những yếu tố chính sau:

  •  Kiểu, loại cầu trục.
  • Trọng tải, sức nâng, sức nâng an toàn của cầu trục.
  • Khẩu độ cầu trục.
  •  Chiều dài đường chạy cầu trục.
  •  Chiều cao nâng, hành trình móc của cầu trục.
  •  Tốc độ nâng hạ và di chuyển của cầu trục.

 Cuối cùng, khi bài viết đi đến những dòng chữ cuối cùng. Mong rằng bạn đã hiểu hơn về những loại cầu trục cũng như cầu trục chữ A. Và chọn cho mình một loại cầu trục ưng ý.

Ghé thăm ngay website: mayxaydungvinamac.com của chúng tôi để sở hữu cầu trục phù hợp nhất!

Nâng tầm thành công của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *