Hiểu rõ hơn về máy khoan cọc nhồi chỉ trong vài phút

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, con người đã cho ra đời rất nhiều loại máy móc, thiết bị hỗ trợ giúp cuộc sống, công việc trở nên đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Và máy khoan cọc nhồi chính là một trong những phát minh hữu ích và được quan tâm nhất hiện nay. Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin vô cùng thú vị, giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về khoan cọc nhồi chỉ trong vòng vài phút.

Máy khoan cọc nhồi là gì?

may-khoan-coc-nhoi-1
Máy khoan cọc nhồi sản phẩm quen thuộc trong ngành công nghiệp xây dựng

Là một trong những thiết bị được sinh ra để hỗ trợ, phục vụ ngành công nghiêp xây dựng, máy khoan cọc nhồi đã và đang hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình. Đây là loại máy dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng bằng phương pháp khoan.

Loại máy này rất thích hợp cho công việc thi công trên nền địa chất phức tạp. Đặc biệt có thể thi công không cần chờ kết quả khảo sát, không cần xử lý khoan bằng benonite tốn kém.

Cấu tạo máy khoan cọc nhồi

Máy khoan cọc nhồi được làm bằng thép bền bỉ. Gồm 3 đến 5 đoạn được lồng vào nhau như cột ăng ten có chiều dài từ 12m đến 18m, sở hữu đầu mũi khoan hình thùng phuy với đường kính nằm trong khoảng: 600mm đến 3000mm. Khi thi công, các đoạn bên trong sẽ tự động thò ra cho đến khi hết 5 đoạn để tạo nên những mũi khoan có chiều sâu từ 30m đến 64m. Vì vậy, sản phẩm này luôn được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng bởi cấu tạo vỏ chắc chắn, thành phần chất lượng, tiết kiệm diện tích, thi công nhanh chóng. Chắc chắn rằng, đây sẽ là một trong những máy khoan cọc lý tưởng cho công ty, doanh nghiệp thi công của bạn đấy.

Click để có thể tìm hiểu thêm về gầu tải là gì bạn nhé!

Nguyên lý làm việc máy khoan cọc nhồi

Máy khoan cọc nhồi hoạt động nhờ vào ống dao động. Khi chân cắt và ống vách được dao động, kẹp chặt bởi các xilanh thủy lực với mômen xoắn từ 1660 đến 8350 KNm, lực ép từ 1530 đến 7250 KN, thì các ống vách được nối liền với nhau sẽ khoan dần đến độ sâu mà đơn vị thi công yêu cầu. Trong quá trình khoan, người điều khiển có thể hoàn toàn thay đổi, điều chỉnh hoặc giữ nguyên lực ép và mômen nếu muốn. Đồng thời trong quá trình này, đất đá sẽ được ra khỏi lỗ khoan bằng các gầu ngoawmj rơi đặc biệt. Khi gặp đá cứng, thiết bị có thể dùng búa rơi để phá đá trước khi gầu ngoặm đất đá ra ngoài.

Các loại máy máy khoan cọc nhồi hiện nay

Hiện nay, các nhà sản xuất đã cho ra đời rất nhiều loại máy khoan cọc nhồi khác nhau từ kiểu dáng, kích thước cho đến tính năng. Dưới đây là 3 loại máy được ưa chuộng nhất hiện nay:

  •  Máy khoan cọc nhồi guồng xoắn: là loại máy khi khoan vào trong đất các lưỡi khoan sẽ làm việc như các mũi khoan khoan gỗ hay thép, đẩy đất lên qua cánh xoắn.
  •  Máy khoan cọc nhồi kiểu thùng đào: khi làm việc, thùng đào xoay tròn theo cần khoan, cắt đất, nhồi đầy vào thùng đào. Sau đó đất trong thùng đào được đưa lên cùng với thùng đào nhờ việc rút cần khoan lên.
  •  Máy khoan cọc nhồi bơm phản tuần hoàn: khi làm việc các lưỡi cắt đất dạng cánh quạt sẽ khoan vào trong đất nhờ các đầu cần khoan. Sau khi đất đã được làm tơi nhỏ thành mùn khoan, thì được máy bơm hút lên trên mặt đất cùng dung dịch giữ thành hố đào.  

Ưu và nhược điểm của máy khoan cọc nhồi

may-khoan-coc-ngoi-2
Ưu, nhược điểm hạn chế của máy khoan cọc nhồi

Ưu điểm

  •  Tiết kiệm thời gian thi công, khoan lỗ nhanh chóng.
  •  Dễ thay đổi chiều dài, đường kính của cọc để có thể phù hợp với thực trạng đất nền.
  •  Sử dụng được trong mọi loại địa tầng khác nhau, dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật như đá, đất cứng.
  •  Tăng năng suất làm việc, hạn chế được tối đa số cọc trong móng, có thể bố trí cốt thép phù hợp với điều kiện chịu lực của cọc.
  •  Khi làm việc không gây ảnh hưởng đến môi trường, đời sống xung quanh.
  •  Không gây ồn ào vô cùng phù hợp để xây dựng các công trình lớn trong đô thị.
  •  Có thể đánh giá chính xác điều kiện đất nền, khả năng chịu lực của đất nền dưới đáy hố khoan nhờ mẫu từ các lớp đất đào lên.
  •  Có thể nhồi các loại cọc có đường kính lớn và độ sâu lớn, phù hợp cho các công trình cầu lớn.

Nhược điểm

Sản phẩm trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra gồm:

  •  Khi thi công trong lòng đất có thể xảy ra các hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ thân cọc hoặc thay đổi kích thước tiết diện.
  •  Khi gặp mạch nước nhầm, sản phẩm dễ bị rửa trôi lớp ximăng, rỗ mặt thân cọc.
  •  Có thể khoan lệch, sụt vách lỗ khoan, thân cọc không đồng nhất và phân tầng.
  •  Phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
  •  Không thuận lợi cho việc thi công các móng cọc bệ cao.

Ưu nhược điểm của nhà thép tiền chế là gì? Bạn đã biết?

Một vài lưu ý khi sử dụng máy khoan cọc nhồi

may-khoan-coc-nhoi-3
Một vài lưu ý cần ghi nhớ khi sử dụng máy khoan cọc nhồi

Là công nghệ thi công mới được quan tâm và chú trọng nhất hiện nay. Khi sử dụng máy khoan cọc nhồi bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các quy định cũng như cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng. Bởi điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc khoan cọc của bạn đấy.

Ngoài ra khi sử dụng thiết bị bạn cũng cần phải bỏ túi một số lưu ý như:

  •  Kiểm tra kỹ càng thành phần, cấu tạo, phụ kiện trong máy để chắc chắn chúng an toàn.
  •  Nên bảo quản và chăm sóc máy thường xuyên.
  •  Vệ sinh máy sạch sẽ trước và sau khi làm việc.
  •  Bảo quản máy cẩn thận ngay cả khi sử dụng.
  •  Nên lựa chọn đơn vị cung cấp máy uy tín, có thương hiệu để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng.

Nếu có gì thắc mắc, phân vân, bạn có thể đến với địa chỉ 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, TP.HCM của công ty TNHH đầu tư máy xây dựng Việt Nam- Vinamac. Chúng tôi luôn sẵn sàng có mặt 24/24h để kịp thời phục vụ quý khách.

Trên đây, là những thông tin hấp dẫn thú vị mà chúng tôi muốn mang đến cho bạn về máy khoan cọc nhồi. Vinamac luôn tự tin đem đến cho bạn những sản phẩm chất lượng nhất thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *