Các Loại Biển Báo Công Trình Xây Dựng Mà Bạn Nên Biết

Ngày nay, nhu cầu về các công trình nhà ở, công cộng và công nghiệp ngày càng tăng. Đi đôi với chất lượng công trình, tính an toàn là một yếu tố luôn được quan tâm. Không chỉ an toàn của công nhân mà an toàn của người dân xung quanh cũng cần được bảo đảm. Sử dụng biển báo công trình chính là một trong những giải pháp đảm bảo an toàn cho mọi người.

1. Biển Báo Công Trình Là Gì?

Biển báo công trình là các biển báo được sử dụng tại các công trình đang thực hiện. Có tác dụng cung cấp các thông tin cơ bản về công trình. Cũng như cảnh báo cho người dân xung quanh và công nhân thi công về những nguy hiểm có thể xảy ra. Nhờ đó, giảm thiểu các tai nạn ngoài ý muốn do công trình gây nên.

Việc lắp đặt các biển báo phải tuân theo các quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016 được ban hành bởi Bộ giao thông vận tải.

2. Các Loại Biển Báo Công Trình

Hiện nay, các loại biển báo công trình thường được chia thành 4 nhóm chính

Nhóm biển báo cấm: Để cấm người cũng như phương tiện tiến vào khu vực cấm. Các biển cấm phổ biến là cấm qua lại, cấm hút thuốc, khu vực cấm lửa,…

nhóm biển báo nguy hiểm
nhóm biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm: Thông báo mọi người cảnh giác khi đi qua khu vực có biển báo này. Các loại biển báo nguy hiểm phổ biến là biển báo nguy hiểm cháy nổ, hoặc điện giật.

nhóm biển báo nguy hiểm  dễ cháy nổ
nhóm biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo bắt buộc: Yêu cầu công nhân thi công phải thực hiện theo biển báo. Các loại biển báo bắt buộc phổ biến là bắt buộc đội mũ bảo hiểm, hoặc đeo dây an toàn.

nhóm biển báo bắt buộc
nhóm biển báo bắt buộc

Nhóm biển báo nhắc nhở, chỉ dẫn: Các biển báo thường thấy trong công trình là biển báo nhắc nhở nguy cơ cháy nổ. Thường thấy ngoài là biển thông báo công trình đang thi công, hoặc biển tốc độ tối đa cho phép.

nhóm biển báo chỉ dẫn, nhắc nhở
nhóm biển báo chỉ dẫn, nhắc nhở

3. Tác Dụng Của Biển Báo Công Trình

Chúng có tác dụng chủ yếu là:

  • Cung cấp thông tinh về công trình cho người dân được biết.
  • Cảnh báo công nhân thi công, người tham gia giao thông về nguy hiểm tiềm ẩn đến từ công trình.
  • Yêu cầu mọi người thực hiện đúng những quy định được thông báo từ biển báo.
  • Thu hút sự chú ý của người tham gia giao thông, giúp họ nhận biết được những nguy hiểm có thể xảy ra. Từ đó, giảm thiểu tai nạn liên quan đến công trình.

4. Nội Dung Cần Có Trên Biển Báo Công Trình

Những nội dung bắt buộc phải được thể hiện trên biển báo công trình phải tuân theo Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng 2020, bao gồm:

  • Ngày bắt đầu và kết thúc công trình.
  • Địa chỉ cụ thể của công trình.
  • Tên chủ đầu tư công trình.
  • Tên đơn vị giám sát.
  • Hơn nữa, đơn vị thi công phải có thông tin rõ ràng về bản vẽ phối cảnh của công trình đang thi công.

5. Những Quy Định Về Lắp Đặt Biển Báo Công Trình 

5.1. Biển Báo Bên Ngoài Công Trình

biển báo I.441
biển báo I.441

Khi đặt biển báo bên ngoài công trình, đơn vị thi công cần chú ý những lưu ý sau:

  • Phải đặt biển ” Báo hiệu phía trước có công trình thi công” (I.441) ở phía đầu của các công trình. Để thông báo cho người tham gia giao thông về tình hình phía trước.
  • Biển I.441 phải được đặt cách nơi thi công 500m, 100m và 50m ở cả 2 phía của nơi thi công. Và phải đặt phía trước biển “Đoạn đường thi công” (I.440).
  • “Biển báo công trường” W227 phải được đặt kèm theo.
  • Đơn vị thi công có thể đặt thêm các biển báo sau: “Tốc độ tối đa cho phép” (P.127). Biển ” Hết hạn chế tốc độ tối đa” (P.134) ở điểm kết thúc của công trình.

5.2. Biển Báo Bên Trong Công Trình

Các biển báo bên trong công trình thường có 4 nhóm chính. Mỗi nhóm thường có những vị trí đặt và yêu cầu khác nhau.

Biển Báo Cấm Bao Gồm:

  • Biển báo cấm vào: Đặt tại vị trí đầu, cấm tất cả người không có nhiệm vụ và máy móc được phép ra vào.
biển báo cấm vào
biển báo cấm vào
  • Biển cấm hút thuốc: Đặt ở nơi dễ xảy ra hiện tượng cháy nổ. Hoặc phòng kín yêu cầu không hút thuốc.
biển báo cấm hút thuốc
biển báo cấm hút thuốc
  • Biển cấm lửa: Thường đặt nơi có các nguyên liệu dễ bắt lửa. Hạn chế tình trạng cháy nổ.
biển báo cấm lửa
biển báo cấm lửa
  • Biển cấm điện thoại: Đặt ở nơi chứa xăng dầu. Hoặc nơi có các thiết bị liên lạc để tránh gây nhiễu đường truyền sóng.
biển báo cấm sử dụng điện thoại
biển báo cấm sử dụng điện thoại

Nhóm Biển Báo Nguy Hiểm Bao Gồm:

  • Biển báo nguy hiểm cháy nổ: Đặt ở nơi dễ xảy ra cháy nổ. Như nơi chứa xăng, dầu, nguyên liệu dễ cháy.
biển báo nguy hiểm cháy nổ
biển báo nguy hiểm cháy nổ
  • Biển nguy hiểm điện giật: Thường được đặt tại nơi có những dòng điện cao, dễ bị rò rỉ điện.
biển báo nguy hiểm điện giật
biển báo nguy hiểm điện giật
  • Biển nguy hiểm về vị trí cẩu: Đặt ở nơi đang tiến hành việc cẩu đồ vật. Cảnh báo nguy cơ rơi rớt cho người lưu thông bên dưới.
biển báo nguy hiểm ở khu vực cẩu
biển báo nguy hiểm ở khu vực cẩu
  • Biển nguy hiểm trượt ngã: Đặt ở nơi dễ xảy ra trượt ngã như nơi ướt, cầu thang.
biển báo nguy hiểm trơn trượt
biển báo nguy hiểm trơn trượt

Nhóm Biển Báo Chỉ Dẫn: 

  • Biển báo đội mũ bảo hiểm: Thường được đặt ở nơi đầu. Yêu cầu mọi người khi vào công trình phải đeo mũ bảo hiểm. Để đảm bảo an toàn.
biển báo yêu cầu đội mũ bảo hiểm
biển báo yêu cầu đội mũ bảo hiểm
  • Biển báo mặc quần áo bảo hộ: Đặt ở nơi ra vào. Yêu cầu bất cứ công nhân thi công nào vào công trường đều phải mặt quần áo bảo hộ.
biển báo yêu cầu đeo dụng cụ bảo hộ
biển báo yêu cầu đeo dụng cụ bảo hộ
  • Biển báo đeo dây an toàn: Thường đặt ở những nơi công nhân được yêu cầu phải làm việc trên cao. Yêu cầu công nhân phải đeo dây an toàn trước khi làm việc.
biển báo yêu cầu đeo dây bảo hộ
biển báo yêu cầu đeo dây bảo hộ

Nhóm Biển Nhắc Nhở:

  • Biển nhắc nhở chú ý an toàn: Đặt ở bất kỳ nơi nào ở công trình. Nhắc nhở chú ý an toàn đối với mọi người làm việc bên trong công trình.
  • Biển nhắc nhở nguy cơ xảy ra cháy nổ: Đặt ở nơi dễ xảy ra cháy nổ. Đảm bảo mọi người chú ý và tuân thủ theo yêu cầu để ngăn chặn tình trạng cháy nổ.

5. Quy Định Xử Phạt 

Để đảm bảo an toàn cho công nhân và người tham gia giao thông trên tuyến đường có công trường. Chủ thầu phải lắp đặt các biển báo tại công trình. Trường hợp đơn vị thi công không thực hiện theo quy định. Có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo pháp luật. Hoặc phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đối với những công trình có vi phạm về vấn đề lắp đặt. Công trình sẽ bị đình chỉ theo luật pháp.

Như vậy, việc đặt biển báo là một điều cần thiết. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho mọi người một cách hiệu quả nhất. Đơn vị thi công có nhiệm vụ lắp đặt các biển báo trong và ngoài công trình. Ngoài ra, người tham gia giao thông và công nhân công trình phải tuân thủ theo các hướng dẫn.

*** Bài viết liên quan:

* Thông tin liên hệ tư vấn chi tiết: MÁY XÂY DỰNG VINAMAC

Trụ Sở: 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM
Điện Thoại: 0918.119.891 – 0909.119.434 – 08.35032050
Fax: 08.54481829
VP Miền Bắc: Số 1, khu TĐC Lạc Thị – Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Điện Thoại: 0903.773.191 – 0915.475.216
Email: info@tramtronbetong.comthang@tramtronbetong.com
Website: mayxaydungvinamac.comtramtronbetong.comthietbibetong.netmaylamgach.comthietbinghienda.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *