Thực hiện đóng cọc bê tông đúng phương pháp và quy trình có thể mang lại nền móng vững chắc cho công trình xây dựng. Việc sử dụng máy móc và kỹ thuật tiên tiến cùng sự chuyên nghiệp của nhà thầu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định và độ bền của công trình. Đóng cọc bê tông đúng cách là một yếu tố không thể thiếu để đạt được kết quả tốt nhất trong xây dựng.
Cọc Bê Tông Là Gì?
Cọc bê tông là loại cọc đã được đúc sẵn từ bê tông rồi vận chuyển ra công trường, sau đó sử dụng máy ép cọc ép nó xuống sâu vào lòng đất, từ đó tạo được sự vững chãi cho nền móng.
Cọc bê tông cốt thép có cấu trúc bền vững vì thế chúng khả năng chống lại sự xâm thực phía dưới lòng đất. Kích thước của cọc bê tông sẽ được thay đổi linh hoạt theo từng loại công trình. chúng ta có thể lựa chọn tiết diện là hình vuông hoặc hình tam giác, dài từ 6-25m và có thể hơn nữa.
Tại Sao Nên Áp Dụng Đóng Cọc Bê Tông Vào Xây Dựng?
Vậy công dụng của việc đóng cọc bê tông là gì? đó là giảm tải trọng từ công trình xuống dưới lòng đất và các lớp xung quanh nó. Hiện nay móng cọc bê tông là một trong những loại móng đang được sử dụng rộng rãi trong xây dựng. Người ta bắt đầu đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó có thể tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho nền móng.
Ưu Điểm:
Thi công đóng cọc bê tông mang lại rất nhiều ưu điểm, mấu chốt là giúp cho biện pháp thi công đóng cọc bê tông được ưu tiên. Chi phí bỏ ra để sản xuất cọc bê tông là tương đối thấp. Do chủ yếu được làm từ các nguyên liệu có sẵn như cát, đá, sỏi, xi măng, thép…
Đặc biệt xi măng và thép lại có khả năng chịu lực lớn hơn rất nhiều so với các loại vật liệu khác. Nguyên nhân là do sự bền bỉ cũng như dẻo dai của khung thép và sự vững chắc của bê tông. Bên cạnh đó độ bền và khả năng chịu mài mòn tốt, chống lại sự xâm thực từ môi trường. Giúp tiết kiệm chi phí cho công trình.
Các kết cấu được làm bằng bê tông công trình thường sẽ có khối lượng lớn. Nên càng tăng cao khả năng hấp thụ các lực xung kích. Một ưu điểm rất lớn khi thi công đóng cọc bê tông cốt thép là sẽ không lo cháy như dùng cọc gỗ.
Ngoài ưu điểm ra thì đóng cọc bê tông cũng có một số nhược điểm như sau
Nhược Điểm:
Nguyên vật liệu của cọc bê tông chính là nguyên nhân dẫn đến những nhược điểm của cọc trong quá trình thực thi.Được làm từ xi măng và sắt thép nên cọc có khối lượng rất nặng.
Điều này sẽ gây ra sự bất tiện trong việc vận chuyển cũng như khi thi công. Ngoài ra, khi sẽ rất tốn thời gian khi phải chờ đợi cho bê tông đông cứng lại để đảm bảo an toàn trong xây dựng
Sau khi đã cân nhắc những ưu và nhược điểm của phương thức thi công này. thì hãy tìm hiểu xem các phương pháp đóng cọc bê tông như thế nào.
Các Phương Pháp Đóng Cọc Bê Tông:
Để dễ dàng phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau nên cũng sẽ có nhiều cách đóng cọc bê tông
Có 3 phương pháp đóng cọc bê tông chính sau:
Ép Neo:
Đây là một trong những phương pháp ép cọc thường được sử dụng trong các công trình dân dụng. Khi sử dụng phương pháp này chúng ta phải dùng mũi neo khoan sâu vào trong lòng đất. Cách làm này cần đến sự giúp đỡ của thiết bị ép thủy lực và cách thức thực hiện tương tự như ép cọc tải sắt.
Ép Tải:
Với phương thức này thì thường dùng để thực hiện phương pháp này cần phải có mặt bằng rộng rãi và thông thoáng.
Phương pháp này rất linh hoạt cho phép người sử dụng điều chỉnh lực tác động lên cọc tùy theo yêu cầu cụ thể, mang lại chất lượng ép tải và độ an toàn cao cho người dùng. Đối với những ngôi nhà phố, giới hạn tải tối đa có thể ép lên đầu cọc là 70 tấn.
Ép Cọc
Bằng máy ép robot: Đây là phương pháp mới nhất hiện nay. Chúng thường được áp dụng trong các công trình xây dựng có quy mô lớn đòi hỏi đến lực ép có tải trọng cao.Khi lựa chọn ép cọc bê tông bằng robot thì cọc sẽ phải chịu được tải trọng lớn từ 80 – 1000 tấn. Khi sử dụng máy robot ép cọc sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí. Tuy nhiên việc thi công móng cũng sẽ được nhanh chóng và chính xác hơn.
Một Số Lưu Ý Khi Đóng Cọc Bê Tông
Địa Hình Thực Thi Đóng Cọc Bê Tông:
Có thể nói khảo sát địa hình là một trong những bước nền cho công trình bạn. Công đoạn này không chỉ ảnh hưởng tới quá trình ép cọc bê tông mà nó còn gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình của bạn sau này. Bởi vậy, đây là một việc vô cùng quan trọng. Bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ về các báo cáo địa hình nơi lựa chọn thực thi. Không dừng lại ở đó, bạn còn cần phải đi thực tế để khảo sát chính xác về các số liệu mình thu thập được. Từ đó bạn sẽ đưa ra một phương pháp ép phù hợp và độ sâu để ép cọc bê tông là bao nhiêu.
Nguyên Vật Liệu Khi Thi Công Đóng Cọc Bê Tông
Trước khi tiến hành thi công đóng cọc bê tông, trang thiết bị và nguyên vật liệu dùng góp một phần rất lớn trong chất lượng của công trình. Đối với nguyên liệu dùng để ép cọc bê tông, bạn cần chú ý về giấy tờ kiểm định, tiêu chuẩn sản xuất, nhà cung cấp uy tín, chất lượng..
Ngoài ra tùy theo từng địa hình mà bạn khảo sát thì sẽ đưa ra sự chọn lựa loại máy máy ép nào phù hợp cho công trình của bạn.
*** Bài viết liên quan:
- Quy trình và Phương pháp thi công ép cừ Larsen
- Công Trình Dân Dụng là gì? Trình Tự Xin Giấy Phép Xây Dựng Công Trình Dân Dụng
* Thông tin liên hệ tư vấn chi tiết: MÁY XÂY DỰNG VINAMAC
Trụ Sở: | 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM |
Điện Thoại: | 0918.119.891 – 0909.119.434 – 08.35032050 |
Fax: | 08.54481829 |
VP Miền Bắc: | Số 1, khu TĐC Lạc Thị – Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội |
Điện Thoại: | 0903.773.191 – 0915.475.216 |
Email: | info@tramtronbetong.com; thang@tramtronbetong.com |
Website: | mayxaydungvinamac.com; tramtronbetong.com; thietbibetong.net; maylamgach.com; thietbinghienda.com |