Các chế độ làm việc của cổng trục

Cổng trục sử dụng hầu hết trong lĩnh vực công nghiệp nặng luyện kim thép,… .Cũng giống như cầu trục trong xây dựng .Cổng trục cũng được chia ra nhiều cơ chế hoạt động với những mục đích khác nhau. Hôm nay, hãy cùng Vinamac cùng tìm hiểu những cơ chế làm việc của cổng trục thông qua bài viết dưới đây nhé!

cong-truc
Cổng trục chất lượng tại vinamac

Cổng trục là gì?

Cổng trục là một trong những thiết bị chuyên nghiệp được dùng trong công nghiệp. Với tính năng dùng để nâng, hạ, di chuyển các hàng hóa ngoài các bến bãi,… . Là thiết bị được hoạt động theo chu kỳ, vận chuyển được các vật nặng theo cả ba hướng trong không gian. Rất tiện dụng và có hiệu quả cao cho việc bốc xếp. Nâng hạ hàng hóa của người dùng với tải trọng 1 tấn đến 1000 tấn. Nhờ có hệ thống motor điện được bố trí dưới hai chân cổng mà cổng trục được di chuyển thuận tiện và tốt hơn. Đem lại hiệu quả cao hơn trong các quá trình.

Cổng trục được cấu tạo nên từ các bộ phận như: Dầm chính, dầm biên, chân, thang leo. palang điện, sàn thao tác, cabin điều khiển, hệ thống dẫn điện cho cổng trục hoạt động. Nhưng riêng đối với hệ thống di chuyển của cổng trục thì được cấu tạo từ: 4 cụm bánh xe, mỗi cụm có 2 bánh xe bằng thép. Cổng trục sẽ di chuyển nhờ vào sự dẫn động của các hệ thống động cơ. Hộp giảm tốc và bộ truyền răng hở lên một bánh xe của mỗi cụm.

Từ những cấu tạo và quá trình di chuyển hoạt động của hệ thống thì cổng trục được làm việc với cơ chế như sau:

cac-che-do-lam-viec-cua-cong-truc-1

Cơ chế làm việc của cổng trục như sau:

Có phải bạn đang thắc mắc rằng một thiết bị được hoạt động với môi trường ở ngoài trời. Thì sẽ có những cơ chế hoạt động như thế nào?. Đúng vậy không chỉ mình bạn thắc mắc mà có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề mà nhiều người đang cần biết đến câu trả lời hợp lý nhất. Và câu trả lời sẽ là:

  •  Chế độ làm việc nhẹ: Nghĩa là cổng trục sẽ được hoạt động với những tải trọng thấp, cường độ làm việc nhỏ.
  •  Chế độ làm việc trung bình: Cổng trục được sử dụng tải trọng và vận tốc làm việc trung bình. Chủ yếu sử dụng trong các phân xưởng cơ khí và lắp ráp. Cơ cấu quay thường dùng đó là cần trục và palang điện. Trọng lượng danh nghĩa của vật nâng và bộ phận mang. Là những trọng tải bình thường của trạng thái làm việc của cổng trục. Bởi các tải trọng động trong quá trình hãm và mở cơ cấu.
  •  Chế độ làm việc nặng: Sử dụng hệ số tải trọng và vận tốc làm việc khá lớn. Với chế độ làm việc này cổng trục được sử dụng nhiều ở các nhà kho. Nhà máy sản xuất hàng lớn hoặc ở các nơi xây dựng.
  •  Chế độ làm việc rất nặng: Làm việc với tải trọng và vận tốc rất lớn. Chủ yếu được sử dụng ở các phân xưởng công nghệ và ngành luyện kim.

cac-che-do-lam-viec-cua-cong-truc

Ưu nhược điểm chế độ làm việc của cổng trục

Ưu điểm của cổng trục:

  • Vận chuyển tốt trong các mức chiều cao nâng hạ quy định.
  • Không phụ thuộc vào kết cấu của nhà xưởng, sở hữu với tải trọng nâng hạ lớn
  • Nói về mức chi phí thì cổng trục có mức chi phí thấp so với xe cẩu, xe nâng,..
  • An toàn cho quá trình vận chuyển, ít có sự cố
  • Dễ dàng sử dụng, dễ dàng sửa chữa và dễ dàng bảo hành.
  • Mức độ thời gian gia công chế tạo nhanh.

Nhược điểm của cổng trục:

Đối với các loại máy móc, thiết bị hay sản phẩm nào thì cũng đều có những mặt ưu và nhược điểm của nó. Và cổng trục cũng vậy. Nhược điểm của cổng trục là có phần hơi trở ngại trong việc di chuyển của các thiết bị khác khi phục vụ sản xuất bên dưới.

Và đó là các cơ chế làm việc của cổng trụcVinamac chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ hơn về cổng trục và có thể đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho mình. Và bạn cũng cần phải lưu ý rằng tùy vào mỗi mục đích sử dụng. Mà cần phải lựa chọn những chế độ làm việc phù hợp nhất.  Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng, sở hữu hay thắc mắc về vấn đề gì thì hãy liên hệ với chúng tôi. Thông qua số hotline hoặc truy cập vào trang web: mayxaydungvinamac.com của công ty để được tư vấn rõ hơn nhé!

Cảm ơn bạn đã dành chút thời gian để theo dõi bài viết trên. Chúng tôi sẽ luôn đem đến cho bạn những thông tin mới và bổ ích trong những bài viết tiếp theo. Chúc bạn luôn thành công nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *