Site icon VINAMAC

Cầu trục dẫn động bằng động cơ và những thông số kỹ thuật cơ bản

cau-truc-dam-don

Các loại phanh cầu trục

Hiện nay việc vận chuyển các loại hàng hóa lớn luôn cần đến sự trợ giúp của các loại cầu trục. Trên thị trường cũng vì nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Mà các loại cầu trục khác nhau xuất hiện như một điều tất yếu. Vậy những thông số kỹ thuật cơ bản của cầu trục là gì?. Hãy cùng Vinamac đi qua bài viết này để có thể có được câu trả lời hợp lý nhất nhé!

Dẫn động bằng động cơ và những thông số cơ bản của cầu trục

Cấu tạo cầu trục

Cầu trục là loại máy với kết cấu thép dạng cầu, và cũng thường được gọi là cầu lăn. Bởi vì bên trên cầu trục có lắp bộ phận di chuyển bằng bánh sắt lăn trên những đường ray chuyên dùng.

Cầu trục được chia thành 2 loại là cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi. Bên cạnh đó còn có cầu trục treo, cầu trục quay, cầu trục monorail,…. .Cấu tạo chung của 2 loại này vẫn có các nét khái quát chung. Phần kết cấu thép của cầu trục này gồm dầm cầu 1 có 2 đầu tựa lên các dầm cuối với các bánh xe. Di chuyển dọc theo ray đặt trên vai cột nhà xưởng. Phía trên dầm chữ I là dàn thép đặt trong mặt phẳng ngang của dầm.

Cầu trục còn có những bộ phận chính sau: 

  • Dầm chính
  • Dầm đầu
  • Cột nhà xưởng, dầm chạy
  • Bánh xe cầu trục
  • Đường ray chuyên dùng
  • Giảm chấn
  • Động cơ di chuyển xe con
  • Động cơ di chuyển cầu trục
  • Tang tời hàng
  • Phần nâng hạ: Palang cáp điện, Palang xích điện or xe con mang hàng
  • Điều khiển cầu trục
  • Hệ thống dẫn điện cho cầu trục

 Cầu trục dầm đơn là gì? Bạn đã hiểu rõ về loại cầu trục này chưa?

cau-truc-dam-don

Hình ảnh cầu trục dẫn động bằng động cơ

Nguyên lý hoạt động của cầu trục

Với cấu tạo cầu trục như trên thì cầu trục sẽ có nguyên lý hoạt động bằng cách truyền mô men xoắn lớn. Trục truyền sẽ quay chậm gồm động cơ điện, hộp giảm tốc và đoạn trục truyền nối với nhau. Và nối với trục ra của hộp giảm tốc bằng các khớp nối. Trục truyền tựa lên các gối đỡ bằng ổ bi, khớp nối và ổ bi có kích thước rất lớn.

Các đoạn trục truyền có thể là dạng đặc hoặc rỗng tùy thuộc vào tải trọng mà cầu trục tiến hành nâng. Và độ lớn của khẩu độ dầm. So với trục đặc tương đương, trục rỗng có trọng lượng nhỏ hơn 15%-20%. Cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay trung bình sẽ là có trục truyền chuyển động đến bánh xe. Di chuyển cầu trục qua cặp bánh răng hở dẫn đến mô men xoắn. Trên trục truyền nhỏ hơn so với cầu trục truyền chậm.

Còn với cơ cấu di chuyển dẫn động chung với trục truyền quay nhanh thì có trục chuyển. Được nối trực tiếp với ổ trục động cơ do đó mà đường kính của loại này nhỏ hơn 2-3 lần. Trọng lượng nhỏ hơn 4-6 lần so với trục truyền quay chậm.

Click ngay để bạn có thể biết được: Quá trình lắp đặt của cầu trục nhé!

Ưu điểm của cầu trục

Ưu điểm của loại cầu trục này là dầm cầu trục dài hơn do đó có thể thực hiện hoạt động. Ở cả phần ria mép của nhà xưởng. Nhưng lại có nhược điểm là chiều cao nâng thấp hơn. Do đó mà loại cầu trục dầm đơn thường phù hợp với các phân xưởng. Nhà kho để nâng hạ và vận chuyển hàng hóa với trọng lượng lớn.

Thông số cơ bản của cầu trục

Trong ngành xây dựng đối với cầu trục thì các thông số kỹ thuật cơ bản. Thường được thể hiện qua các chỉ số kinh tế kỹ thuật của tính năng cơ học. Để tiến hành thiết kế, sử dụng và nghiệm thu những công việc sau này. Đây là các thông số được xem là quan trọng liên quan đến quá trình an toàn của nâng hạ cầu trục. Và các thông số kỹ thuật sơ bản đó là gì?

  • Tải trọng nâng ước định: đây được xem là tổng trọng tải nâng được hoạt động trong phạm vi an toàn trên mọi điều kiện sử dụng. Được tính theo đơn vị tấn(t)
  • Tải trọng nâng cực đại: nghe tên thì bạn cũng đã biết đây là tải trọng nâng ước định có chỉ số lớn nhất của quá trình hoạt động bình thường của cầu trục. Và tải trọng nâng ước định nhỏ nhất của biên độ trọng lượng đối với cầu trục quay. Được tính theo đơn vị tấn(t)
  • Chiều dài đường chạy cầu trục: Chiều dài đường chạy của cầu trục sẽ được phụ thuộc vào hệ thống dầm đỡ ray dọc theo nhà xưởng có sẵn. Hoặc có thể lắp đặt thêm(được tính theo đơn vị bằng mét (m)).
  • Khẩu độ chỉ phần khoảng cách ở giữa: đây là thông số có sự khoảng cách giữa 2 quỹ đạo(được tính bằng đơn vị mét: m).
  • Chiều cao nâng:  Là thông số có khoảng cách theo mặt thẳng đứng từ vị trí cao nhất đến mặt đất cho phép của móc nâng. 
  • Chiều cao hạ: khoảng cách theo mặt thẳng đứng từ vị trí thấp nhất của móc nâng đến mặt đất.(được tính bằng đơn vị mét: m).
  • Tốc độ vận hành: thông số chỉ tốc độ nâng (được tính bằng đơn vị : m/min), vận hành, quay, và biên độ của thiết bị(được tính bằng đơn vị : r/min).

Đừng quên bỏ túi ngay các lưu ý khi sử dụng cầu trục bạn nhé!

Ứng dụng của cầu trục trong thực tế

Cầu trục là thiết bị xây dựng được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng hiện nay. Hầu hết thì được sử dụng trong các ngành kinh tế và quốc phòng. Với chức năng dùng để nâng chuyển các vật nặng trong các phân xưởng hoặc dùng để xếp dỡ hàng hóa.

Cty máy xây dựng vinamac

Kết luận

Chắc hẳn xem đến đây bạn cũng đã hiểu được cầu trục dẫn động bằng động cơ như thế nào? Và những thông số kỹ thuật cơ bản của cầu trục là gì rồi đúng không?. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn có thể hiểu rõ hơn về cầu trục và trong quá trình thi công sẽ tốt hơn. Nếu các bạn có thắc mắc về vấn đề trên. Thì xin quý khách vui lòng truy cập tại website: https://mayxaydungvinamac.com  của công ty để được tư vấn rõ hơn nhé!

Exit mobile version