Site icon VINAMAC

Các phương pháp đầm bê tông sử dụng nhiều nhất hiện nay

Đầm bê tông là công việc không thể thiếu khi tiến hành xây dựng. Mục đích chính của đầm bê tông là đảm bảo kết cấu bê tông được chắc chắn khi hoàn thành. Bê tông rắn chắc giúp công trình có chất lượng cao hơn. Vậy đầm bê tông như thế nào? Các phương pháp đầm bê tông sử dụng nhiều nhất hiện nay là gì? Hãy cùng VINAMAC chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đầm bê tông

Đầm bê tông là gì?

Như chúng ta đã biết, chất lượng của bê tông quyết định đến chất lượng công trình. Vữa bê tông khi được tạo thành vẫn có độ rỗng khá lớn trong vật chất. Kể cả khi bạn đã đổ bê tông vào khuôn đúc. Chính những khoảng rỗng này khiến bê tông sau khi khô sẽ trở nên xốp, không đặc chắc và khả năng chịu lực kém.

Đầm bê tông đối với các kết cấu bê tông cốt thép còn quan trọng hơn nữa. Trước khi đổ bê tông, bạn đã phải có sẵn khung cốt thép bên trong rồi. Đôi khi chính các khung này làm ngăn cản bê tông được trải đều trong khung. Bê tông cần một lực đẩy phía ngoài để đảm bảo đi đều đến mọi ngõ ngách trong khung.

Mục đích chính của đầm bê tông chính là làm giảm thiểu tối đa độ rỗng của bê tông. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần sử dụng một lực đẩy từ phía ngoài, hoặc phía trong lòng bê tông. Chúng ta cũng có thể sử dụng đầm thủ công hoặc đầm máy.  Các phương pháp đầm bê tông sử dụng nhiều nhất hiện nay sẽ được chúng tôi giới thiệu trong phần tiếp theo của bài viết.

Bỏ túi ngay: Cách khắc phục bê tông bị nứt đơn giản nhất bạn nhé!

Các phương pháp đầm bê tông sử dụng nhiều nhất hiện nay

Hiện nay có 3 phương pháp được sử dụng nhiều nhất: đầm trong lòng kết cấu bê tông, đầm bên ngoài kết cấu bê tông và đầm bên cạnh bê tông.

Đầm trong lòng kết cấu bê tông

Đầm trong lòng kết cấu bê tông

Đầm trong lòng kết cấu bê tông còn có tên gọi khác là đầm sâu. Đầm trong cũng cần sử dụng đến sự hỗ trợ của máy móc. Thiết bị được sử dụng phổ biến nhất là máy đầm dùi. Nguyên lý hoạt động của nó là đưa nguồn gây chấn động vào bên trong cấu trúc bê tông. Hệ thống nguồn này sẽ hỗ trợ làm chắc đặc khối bê tông được đầm.

Nếu không sử dụng máy móc, chúng ta cũng có thể đầm thủ công. Tuy nhiên công đoạn này sẽ rất vất vả cho người công nhân, đặc biệt là với một công trình lớn. Với phương pháp này, công nhân phải lấy các thiết bị sẵn có để chọc và đập đến khi bê tông chặt mới thôi.

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các hệ thống bê tông có chiều sâu, chiều dài lớn. Chẳng hạn như cột, tường, móng, đê, đập,…

Đầm ngoài kết cấu bê tông

Đầm ngoài cũng được sử dụng khá nhiều tại các công trình. Các khối bê tông như nền nhà, nền sàn, nền đường,… phương pháp này sẽ được thực hiện. Đặc điểm chung của chúng là có độ dày nhỏ, nhưng diện tích bề mặt lại lớn. Máy móc được sử dụng để hỗ trợ là máy đầm bàn.

Máy đầm bàn sẽ đi trên bề mặt của khối bê tông. Thiết bị này được thiết kế với chức năng chính là là mặt phẳng và rung. Những rung động từ bên trên sẽ tác động để lớp bê tông được nén chặt và không còn bị rỗng ở giữa. Đến khi bê tông khô sẽ có được lớp bê tông chắc nhất. Đầm bàn còn có tên gọi khác là đầm đĩa.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống bê tông được đầm cũng có độ dày khá lớn. Chẳng hạn như đập thủy điện, đê,… Khi đó, người ta cần sử dụng các kỹ thuật đầm đặc biệt. Sử dụng máy ủi, xe lu,… và sử dụng các loại bê tông đặc biệt. Với các công trình thông thường thì điều này là không cần thiết.

Mời bạn xem ngay: Những lưu ý khi vận hành máy xây dựng trong ngành công nghiệp nhé!

Đàm cạnh bê tông

Đầm cạnh bê tông

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là tạo chấn động tại các khuôn đúc của bê tông. Các chấn động này sau đó sẽ được truyền sang bê tông. Các chấn động sẽ khiến các hạt vật chất lắng lại và gắn chặt với nhau theo nguyên lý trọng lực. Chấn động càng đều, càng mạnh thì càng cho hiệu quả cao hơn.

Phương pháp này thường sử dụng cho các kết cấu bê tông dạng thành đứng, có độ dày nhất định. Chẳng hạn như kết cấu tường. Đối với các kết cấu lớn, chúng ta có thể cho rung từng phần để bê tông chắc đặc hơn. Nếu sử dụng đầm máy thì bạn có thể treo thiết bị rung tại từng phần nhỏ. Nếu kết cấu bê tông nhỏ thì bạn có thể sử dụng phương pháp thủ công để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Một số trường hợp cũng cần sử dụng phương pháp này nữa, đó là chế tạo các kiện bê tông đúc sẵn. Chẳng hạn như các ống cống nhà máy. Đối với các đối tượng này, phương thức đầm cạnh toàn bộ được sử dụng. Có nghĩa là đặt toàn bộ hệ thống khuôn đúc lên bàn rung.

Trên đây là các phương pháp đầm bê tông sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi phương pháp lại được sử dụng trong một trường hợp cụ thể. Hãy căn cứ vào mục đích sử dụng của bạn để lựa chọn kỹ thuật phù hợp nhất nhé. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Exit mobile version