Site icon VINAMAC

VIÊN NÉN GỖ – THỊ TRƯỜNG TỶ ĐÔ – TẬP ĐOÀN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM – VINAMAC

Viên nén gỗ – cơ hội xuất khẩu giá trị bền vững kinh tế cao từ mùn cưa – cơ hội xuất khẩu châu Âu – giá trị tỷ USD.

GIỚI THIỆU

Viên nén gỗ hay viên nén từ mùn cưa chính là nhiên liệu được sản xuất ra từ các vật liệu thừa của gỗ như mùn cưa, mạt cưa, vỏ bào,… Thông qua dây chuyền sản xuất viên nén gỗ hiện đại thành các viên gỗ nén nhỏ và cứng. Sản xuất viên nén gỗ sinh khối là xu thế mới của thế giới vì đây là một dạng nhiên liệu sinh học rất thân thiện với môi trường. Khi mà thế giới đang ngày một phát triển và chuyển sang dùng các năng lượng tái tạo nhằm bảo vệ môi trường, thay thế các nhiên liệu hóa thạch. Việc tận dụng các vật liệu từ gỗ thừa để sử dụng làm chất đốt giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó giá thành của viên nén gỗ rẻ hơn nhiều so với than đá, gas hay xăng dầu.

ỨNG DỤNG

Viên nén gỗ được sử dụng đa dạng như dùng làm chất đốt cho lò sưởi, dùng trong thiết bị thiêu đốt công nghiệp, hệ thống xông hơi, hệ thống sấy thức ăn gia súc, hệ thống thanh trùng tiệt trùng trong nhà máy thực phẩm, đồ uống… Nhiệt năng từ nguyên liệu này sinh ra cao từ 4500 ~ 4800 kcal/kg và lượng tro tàn rất nhỏ < 1 %.

Viên nén gỗ với lượng nhiệt năng cao, khoảng 4600 Kcal/kg so với gỗ chỉ khoảng 2100 Kcal/kg,đây là một loại nhiên liệu không những thân thiện với môi trường mà còn là loại chất đốt hữu cơ được nhiều người ưa chuộng, bởi khi sử dụng sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và môi trường xung quanh, bên cạnh đó giá thành lại rẻ phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.

*Ưu điểm nhiệt lượng phát ra cao: Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh viên nén gỗ là một trong những loại chất đốt sinh học có hiệu suất đốt cao nhất hiện nay, thậm chí còn cao hơn nhiều so với nhiều nguồn nguyên liệu hóa thạch khác. Cụ thể:

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Bình quân, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Ngành sản xuất viên nén được đánh giá còn dư địa để phát triển bền vững, đặc biệt nhu cầu nhập khẩu ở Nhật Bản đến năm 2024-2025 có thể tăng gấp 3 lần hiện tại.

Dữ liệu thống kê về viên nén xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào khâu xuất khẩu. Trong đó, có 6 doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu rất lớn (tương đương 8% trong tổng số doanh nghiệp xuất khẩu), với lượng doanh nghiệp xuất khẩu đạt trên 100.000 tấn và tổng lượng xuất khẩu của 6 doanh nghiệp này đạt trên 1.96 triệu tấn, chiếm 61% tổng lượng xuất khẩu của cả ngành.

Bình quân mỗi năm có trên 70 doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu viên nén.

VIÊN NÉN GỖ, MẶT HÀNG MANG LẠI GIÁ TRỊ CỦA NGÀNH CHẾ BIÊN, XUẤT KHẨU GỖ VIỆT NAM

Bình quân mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu trên dưới 3 triệu tấn viên nén với kim ngạch xuất khẩu đạt 350 triệu USD. Chỉ riêng tháng 8/2021, lượng xuất khẩu viên nén đạt 2,4 triệu tấn. tương đương 272 triệu USD.

Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường nhập khẩu viên nén lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu sang 2 thị trường này mỗi năm chiếm trên 90% trong tổng lượng xuất khẩu. Trong đó, thị trường Hàn Quốc có quy mô lớn hơn so với thị trường Nhật Bản nhưng mức độ ổn định tại thị trường Nhật Bản lại cao hơn.

Theo khảo sát mới đây của nhóm nghiên cứu hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, mức giá xuất khẩu viên nén bình quân sang thị trường Nhật Bản hiện cao hơn giá xuất sang Hàn Quốc khoảng 20-30 USD / Tấn.

Trao đổi với Phóng Viên tạp chí Hải Quan, ông Tô Văn Phúc, chuyên gia phân tích chính sách của tổ chức Forest Trend nhìn nhận, một trong những điểm mạnh trực tiếp góp phần vào sự phát triển của ngành viên nén là nguồn nguyên liệu nguyên liệu đầu vào dồi dào. Được tạo ra từ phụ phẩm của ngành chế biến.

Nguồn gỗ đầu vào để làm viên nén bao gồm mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành gọn gỗ rừng trồng có đường kính khoảng 2 cm trở xuống. Các cơ sở chế biến viên nén không đòi hỏi về công nghệ quản lý lớn và phức tạp, tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào khâu sản xuất.

Tuy nhiên, ngành sản xuất và xuất khẩu viên nén gặp nhiều hạn chế. Cụ thể, đầu vào nguyên liệu chưa được kiểm soát chặt chẽ, về khía cạnh chất lượng và pháp lý. Mốt số cơ sở chế biến sử dụng nguyên liệu hỗn tạp. ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Xây dựng nguồn nguyên liệu gỗ bền vững phục vụ xuất khẩu

Gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu nguyên liệu nhưng tỷ trọng gỗ rừng trồng đi vào chế biến đồ gỗ chỉ chiếm từ 30 – 40% trong tổng lượng gỗ khai thác.

Biến động lớn từ đại dịch COVID-19 và gần đây là căng thẳng giữa Nga và Ukraine làm cho giá gỗ nguyên liệu nhập khẩu tăng cao càng đặt ra sự cấp thiết về xây dựng và phát triển nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, đặc biệt là gỗ lớn, có chất lượng và bền vững.

Thời gian qua, với các chính sách nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất đã chuyển hoá được 126.175 ha rừng trồng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Cả nước có 489.016 ha rừng trồng gỗ lớn. So với con số diện tích rừng trồng sản xuất thì đây vẫn là con số quá khiêm tốn. Điều này cũng cho thấy Việt Nam có tiềm năng trong việc phát triển nguồn nguyên liệu này.

Để phát triển gỗ rừng trồng trong nước ông Đỗ Xuân Lập cho rằng, cần đẩy mạnh phát triển chuỗi lâm nghiệp, đặc biệt là trồng rừng, đầu tư và phát triển các cây gỗ lớn để phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, hạn chế việc xuất khẩu thô, đó là các sản phẩm gỗ xẻ, dăm, viên nén hay là các loại ván bóc mà phải đưa chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. 

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ cũng đã nỗ lực trong việc tìm kiếm cơ hội tham gia trực tiếp vào chuỗi cung trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ. Nhiều doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam VINAFOR đã có những diện tích rừng đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), các doanh nghiệp như Woodsland, NAFOCO, Scancia Pacific kết hợp với các hộ trồng rừng ở Tuyên Quang, Yên Bái, Thanh Hóa, Đồng Nai… và đã đạt chứng chỉ FSC.

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm viên nén gỗ mùn cưa wood pellet xuất khẩu

TT

Thông số Đơn vị Cấp độ loại: 1,2

1

Đường kính {Size (diameter)} mm 8±1
2 Chiều dài {Size (length)} mm

1.2 ~ 40

3

Khối lượng thể tích đơn vị (Density) Kg/m3 ≥ 650
4 Độ ẩm (Moisture) %

≤ 8

5 Độ tro {Ash (Air Drg Basis)} %

≤ 1.2

6 Độ bền cơ học (Durability) %

≥ 97.5

7

Màu sản phẩm Vàng/ nâu

8

Nhiệt lượng (Calorific Value) Kcal/kg ≥ 4,500
(MJ/kg)

(≥ 16.5)

9 Lưu huỳnh {Sulphur (S)} %

≤ 0.05

10 Clo (Cl) %

≤ 0.03

11 Nitrogen (N) %

≤ 0.5

12 Hg Mg/kg

≤ 0.1

13

Cd Mg/kg

≤ 0.5

14

Pb Mg/kg

≤ 10

15

As Mg/kg

≤ 1.0

16 Cr Mg/kg

≤ 10

17

Cu Mg/kg

≤ 10

18 Ni Mg/kg

≤ 10

19

Zinc Mg/kg

≤ 100

20 Khác (Others) %

≤ 2.0

Một số tiêu chuẩn có thể áp dụng khi sản xuất viên nén gỗ

– Chứng nhận Quản lý rừng bền vững FSC-FM cho công tác quản lý rừng để có được nguồn nguyên liệu đầu ra là gỗ FSC.

– Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm FSC-CoC giúp cho doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nguồn nguyên liệu trong công tác quản lý sản xuất và thương mại của mình.

– Chứng nhận Gỗ có kiểm soát FSC-CW để doanh nghiệp kiểm soát nguồn nguyên liệu của mình thông qua hoạt động đánh giá rủi ro vùng nguyên liệu theo các tiêu chí của FSC.

Thực trạng tình hình kinh tế châu Âu – sử dụng viên nén gỗ

Từ tháng 3/2022, Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số sản phẩm gỗ, trong đó có viên nén và gỗ tròn để trả đũa các lệnh trừng phạt của các nước châu Âu. Với lệnh cấm này, viên nén xuất khẩu từ Nga được coi là bất hợp pháp.

Do đó, nguồn cung viên nén từ Nga đang đứt đoạn, thị trường nhập khẩu viên nén trên thế giới, trong đó có EU phải tìm nguồn cung thay thế.

Theo Wood Resources International LLC, tại EU, 40% lượng viên nén gỗ được sử dụng để sưởi ấm khu dân cư, 36% được dùng làm nguyên liệu cho nhà máy điện, 14% được dùng để sưởi ấm các tòa nhà thương mại. Nhu cầu đối với viên nén gỗ có khả năng tăng 30 – 40% trong 5 năm tới. Tùy thuộc vào cách thức phát triển, nhu cầu viên gỗ của châu Âu có thể tăng lên đến 10 triệu tấn.

Trước đây, Việt Nam tập trung xuất khẩu viên gỗ nén sang Hàn Quốc và Nhật Bản (chiếm tới 99,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), nhưng với nhu cầu cao từ châu Âu lúc này, giá xuất khẩu viên gỗ nén tại Việt Nam đã tăng vọt từ 1,8 – 2 lần so với đầu năm – theo chia sẻ của ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest).

Không chỉ tăng giá khả quan tại thị trường EU, báo cáo của Nhóm nghiên cứu từ các Hiệp hội gỗ và tổ chức Forest Trends còn cho biết, trong những tháng đầu năm 2022 giá viên nén xuất khẩu sang Hàn Quốc cũng tăng mạnh. Nguyên nhân do giá các loại nhiên liệu như than, dầu đều tăng, nhu cầu viên nén gỗ của các nhà máy nhiệt điện tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tăng lên.

Cụ thể, một số đơn vị xuất khẩu đã ký được các đơn hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc có giá 150 – 160 USD/tấn, tăng khoảng 19,4% so với cuối năm 2021. Giá xuất khẩu sang Nhật Bản dao động trong khoảng 140 – 145 USD/tấn, tăng khoảng 10%.

Theo Viforest, viên nén là mặt hàng mới nổi của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nhờ lợi thế về nguồn nguyên liệu. Với quy trình đơn giản, không yêu cầu kỹ thuật cao, để sản xuất viên nén gỗ các cơ sở sản xuất tận dụng tất cả các “phế phẩm” của mình, như mùn cưa, gỗ mẩu, gỗ dăm… thậm chí tận dụng cả những phế phẩm ngành khác như vỏ trấu, rơm, bã mía, thân cây, vỏ hạt…

Đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ, với sản lượng và giá trị liên tục tăng. Riêng năm 2021, lượng xuất khẩu đạt trên 3,5 triệu tấn, mang về hơn 400 triệu USD cho ngành gỗ.

Doanh nghiệp Việt góp mặt trong top 5 thị trường viên nén gỗ trên thế giới

Tại thị trường viên nén gỗ, Tập đoàn An Việt Phát (AVP Group) do bà Bùi Thị Lan – người được truyền thông đặt tên “nữ hoàng rơm rạ” là một trong những cái tên nổi tiếng nhất. Hiện tại, ông Bùi Tuấn Anh là Tổng giám đốc của công ty.

Theo báo cáo thường niên, dù mới chỉ thành lập từ năm 2014, AVP Group đã vươn lên là nhà sản xuất viên nén số 1 ở châu Á, đứng trong top 5 doanh nghiệp cung cấp viên gỗ nén lớn nhất thế giới năm 2020. Từ thành công trong ngành năng lượng sạch, tập đoàn này đã mở rộng kinh doanh sang các ngành công nghiệp khác như than đá, gỗ, giấy và bì carton các loại. Để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh liên quan đến gỗ và giấy, An Việt Phát cũng khá thành công trong việc trồng rừng.

Riêng trong năm 2021, Tập đoàn này đã đưa Nhà máy Sản xuất, chế biến lâm sản tiêu thụ nội địa và xuất khẩu An Việt Phát Hà Tĩnh (giai đoạn 1) vào hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng. Nhà máy này có tổng vốn đầu tư 1.287 tỷ đồng, do Công ty TNHH MTV Năng lượng An Việt Phát (thuộc Tập đoàn An Việt Phát) làm chủ đầu tư.

Báo cáo thường niên của công ty cũng cho thấy quá trình tăng vốn điều lệ rất nhanh của An Việt Phát, từ 100 tỷ năm 2017 lên 800 tỷ vào năm cuối năm 2020. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng vọt vào năm 2018, đến năm 2020 đạt lần lượt 2.440 tỷ đồng và 127 tỷ đồng.

Một số khó khăn đối với doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ

Nhà nước chưa có chính sách riêng biệt hỗ trợ hoạt động sản xuất và xuất khẩu viên nén gỗ nên chưa khai thác được hết tiềm năng của ngành sản xuất viên nén gỗ. Các doanh nghiệp, cơ sở chế biến viên nén gỗ, chưa có tiếng nói chung trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến tình trạng cạnh tranh mua nguyên liệu, mạnh ai lấy làm trong xuất khẩu.

Tình trạng nông dân khai thác gỗ sớm sẽ dẫn đến thiếu nguyên liệu. Hiện nay, chu kỳ trồng keo đang ngắn hơn và mật độ cũng dày hơn. Sự thiếu kinh nghiệm cũng thể hiện rõ ở nhiều doanh nghiệp sản xuất viên nén gỗ. Nguyên liệu đầu vào đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của ngành viên nén gỗ.

Việt Nam có trên 300 cơ sở sản xuất viên nén gỗ, nhưng để tận dụng nguồn nguyên liệu, khoảng 70-80% tập trung ở các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung, nơi có các trung tâm chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất “dần trở nên phổ biến” khi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu.

Thậm chí, thiếu nguyên liệu đầu vào khiến doanh nghiệp sản xuất viên nén phải sử dụng nguyên liệu “tạp” hơn và mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu đầu vào ở các địa bàn xa hơn.

Do đó, chuyên gia khuyến nghị, trong tương lai, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu viên nén (cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, dăm, ván ép… có sử dụng gỗ rừng trồng) cần quan tâm tới việc tạo ra các vùng nguyên liệu, có thể thông qua hình thức liên kết với các hộ dân trồng rừng.

Đặc biệt, được biết trong thời gian gần đây, Chính phủ đang cân nhắc khả năng áp thuế xuất khẩu đối với mặt hàng viên nén. Mức thuế mà cơ quan tư vấn thuế của Chính phủ đưa ra là 5 hoặc 10%.

Tuy nhiên doanh nghiệp và chuyên gia cho rằng nguyên liệu sản xuất viên nén không hề cạnh tranh với nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến gỗ. Nguồn nguyên liệu sử dụng để sản xuất viên nén hiện nay chủ yếu là nguồn phế phụ phẩm của ngành gỗ. Các cơ sở chế biến gỗ bán được mùn cưa, vỏ bào… sẽ tạo thêm thu nhập.

Nếu áp dụng thuế xuất khẩu viên nén tại thời điểm hiện tại không những có thể gây lãng phí đối với nguồn nguyên liệu này mà còn trực tiếp tác động tiêu cực tới các bên tham gia chuỗi, bao gồm các hộ trồng rừng, các cơ sở xẻ bóc gỗ, và các cơ sở sản xuất đồ gỗ. Vì vậy, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam kiến nghị Chính phủ không nên áp thuế xuất khẩu viên nén.

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

Văn Phòng: 31/3 Đường 160, Khu Phố 3, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà Máy: Cụm Công Nghiệp Phước Tân – Biên Hòa – Đồng Nai

Tel: 0918.119.891 – 0909.119.434

Email:info@tramtronbetong.com

Website: www.mayxaydungvinamac.com

Exit mobile version